• Liên Trì Cảnh Sách

    0

    Cuốn sách “Liên Trì Cảnh Sách” này là do đệ tử kết tập lời khai thị quý báu của sư phụ thường ngày, sắp xếp lại mà thành. Trong này chỉ rõ rất nhiều khuyết điểm vì lơ là mà chính chúng ta là người hiện tại học Phật thường phạm phải. Nguyện có thể đối với những người chân chánh có tâm tu hành, cần đời này liễu sinh thoát tử. Hy vọng mỗi một vị học Phật đều có thể nắm chắc và chính xác phương hướng tu hành, không đến nỗi điên đảo lầm loạn, luống uổng.

    Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta. Chỉ nguyện những người cùng học Phật đều có thể chuyên tâm và hết sức ở nơi đây. Đối với sự nghiệp lớn vãng sinh của chúng ta, tất nhiên có ảnh hưởng quyết định và sâu xa.

    Nam mô A-Di-đà Phật

    Hội Phật giáo Liên Trì Công Đức

    Kính ghi

    12.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Liễu Phàm Tứ Huấn (Phương pháp Tu Phúc Tích Đức, Cải Tạo Vận Mệnh)

    0

    Liễu Phàm Tứ Huấn – Phương Pháp Tu Phúc Tích Đức Cải Tạo Vận Mệnh.

    • Kích thước: 14.5 x 20.5 (Khổ A5)

    Người tin vào số mệnh thường cho là việc gì đến nó sẽ đến để tự an ủi mình khi gặp phải cảnh ngộ ngang trái không may thì nghĩ rằng số mệnh số phận đã như vậy đành chịu vậy. Nhưng số mệnh đâu có phải nhất định như thế mãi đối với ta. Đã có biết bao người tiền bạc như nước mà một sớm, một chiều hóa ra trắng tay, ngược lại nhiều người nghèo bỗng nhiên lại trở thành triệu phú, bởi lẽ giàu có mà lại làm nhiều điều ác thất đức, còn nghèo khó lại biết xả thân hành thiện, cứu giúp người, nên số được biến đổi, vì làm lành gặp lành, làm ác gặp ác. Do đó ta thấy rằng mệnh số là ở nơi tay ta và tự sửa, thay đổi được. Tố Nư tiên sinh đã từng phát biểu: Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.

    Đây cũng là trường hợp của tác giả cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn.

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Liễu Phàm Tứ Huấn Giảng Giải – HT. Tịnh Không

    0

    Liễu Phàm Tứ Huấn Giảng Giải – Hoà Thượng Tịnh Không

    • Kích thước 16 x 24cm

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

     

    80.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Long Thơ Tịnh Độ

    0

    Bộ LONG THƠ TỊNH ĐỘ bằng Hán văn này do ngài Vương Nhựt Hưu đã sưu tập.

    Thầy Tỳ Kheo Lê Phước Bình dịch Hán văn ra Việt ngữ để cống hiến cùng quý bạn đồng tu Tịnh độ. Y theo tuần tự thứ lớp trong bộ sách này để làm nguồn cội chỉ giác con đường nào phải đi, để khỏi phải lầm lạc vậy. Nếu tin cho thâm, niệm cho thiệt và nguyện cho chắc, thì chẳng đợi đến khi chết mới thấy Tịnh độ, hiện đương còn sống đây mà trong khi ta tịnh tọa quán tưởng, hay là chiêm bao, thì cũng thấy các lầu châu gác ngọc, thấy Phật và Bồ Tát, thấy La Hán và Thanh Văn, thấy đủ quốc độ nhân dân phong cảnh hy kỳ, dầu cõi Trời và cõi Tiên cũng không bì đặng. Đó cũng tại cái tư tưởng của mình thanh tịnh như vậy, thí như bóng của mình tốt, thì chụp vào cái máy bóng cũng tốt, tiếng của mình thanh, thì thâu vào cái máy tiếng cũng thanh. Vả lại bóng với tiếng vốn là vật vô tình, mà tinh thần còn đặng y nhau như vậy, huống chi lấy cái tâm hữu tình, mà tưởng cảnh hữu tình, thì làm sao lại không có cảm ứng. Nên phải biết rằng tánh ta với tánh Phật hai tánh in nhau, như nước hòa với nước, như dầu hiệp với dầu. Nếu ta niệm Phật, thì Phật tiếp ta, dắt dìu ta về cõi Tây phương, dễ như con rận nương theo áo người đi xa ngàn dặm vậy. Nhưng không vãng sinh là tại nơi người chớ không phải tại nơi pháp. Xưa ngài Thiên Như Hòa thượng nói rằng : “Chánh pháp tượng pháp chi hậu, chư kinh diệt tận, chi lưu A Di Đà Phật, tứ tự cứu độ mạt pháp chúng sinh, kỳ hữu bất tín giả ưng đọa địa ngục”. Nghĩa là : Sau khi chánh pháp qua rồi, thì các kinh lần lần tiêu diệt, chỉ còn lại bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sinh, trong đời mạt pháp nếu ai không tin thì phải đọa vào địa ngục. Lại ngài Liên Trì Đại sư nói rằng : “Mạt pháp Tỳ kheo tín tâm bất như cư sĩ, cư sĩ bất như nữ nhân”. Nghĩa là : Trong đời mạt pháp, tín tâm của mấy thầy Tỳ kheo phần nhiều thua mấy ông cư sĩ; còn mấy ông cư sĩ phần nhiều lại thua trong hàng nữ lưu. Vì cái tín căn của nữ lưu thậm hơn Tỳ kheo và Cư sĩ, nên tuy họ không hiểu chi về đạo lý, mà nghe đặng cái pháp niệm Phật thì họ do cái tánh linh của họ, mà định y giáo phụng hành, không có cái lý thuyết nào đánh đổ họ đặng. Còn mấy thầy Tỳ kheo và Cư sĩ thì tín căn không đặng quyết định, hay ỷ trí tư tưởng cao xa, hay làm sự thần kỳ mắc mỏ, nên cứu cánh vãng sinh thì ít mà bị đọa thì nhiều. (A Di Đà Phật, xin hoan hỷ). Nếu Tỳ kheo và Cư sĩ đã sẵn trí huệ như đây mà chuyên tu Tịnh độ thì chắc đặng thượng phẩm thượng sinh. Vậy hỡi ai ôi ! Ai là râu hùm cằm én, ai là đầu tròn áo vuông, xin đừng quá nhượng cái đài tọa sen vàng mà để cho khách hồng quần chiếm hết.

    20.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Lục Tổ Đàn Kinh

    0

    Lục Tổ Đàn Kinh – Hoà Thượng Tuyên Hoá lược giảng

    • Kích thước: 14.5 x 20.5cm

     

    60.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Mấy Điệu Sen Thanh (Trọn Bộ 3 Quyển)

    0

    Sách Mấy Điệu Sen Thanh do Cố Hoà Thượng Thích Thiền Tâm dịch nghĩa.

    Trọn bộ gồm 3 quyển.

    • Kích thước: 14.5 x 20.5cm

    Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.

    Thật ra, người tu Tịnh độ vãng sanh rất nhiều, không phải chỉ có ngần ấy mà thôi. Nguyên do bởi những cổ thư về Tịnh độ thất lạc, phần ký lục kém thiếu, ngày xưa sự lưu thông chưa thuận tiện, nên các chuyện niệm Phật vãng sanh không được truyền rộng và ghi chép đầy đủ. Thử nghĩ quang cảnh lúc ngài Thiện Đạo ở Trường An, ngài Thiếu Khang ở Tân Định, tiếng niệm Phật vang khắp các nẻo đường, tất biết người sanh về Tịnh độ số còn hơn muôn ức. Nhưng bao nhiêu truyện tích sưu tập trên, cũng tạm gọi là đủ để làm khuôn mẫu cho những người tu Tịnh độ đời sau.

    Trong thời gian trước, bút giả có ghi chép được hơn vài mươi chuyện niệm Phật vãng sanh ở Việt Nam, tiếc vì lúc chiến nạn bị thất lạc mất. Bởi thế, đành phải dem những chuyện vãng sanh ở Trung Hoa để làm gương khuyến tấn người tu Tịnh độ. Nơi quyển này, chỉ tuyển dịch ra những sự tích có phần đặc sắc trong nguyên bản, vì e nhiều quá sẽ gây sự nhàm chán cho độc giả. Trước kia, Thượng Tọa Vạn Đức (Thích Trí Tịnh) có dịch được một phần ba, lấy tên là Đường Về Cực Lạc, được nhiều người ưa thích. Một vài liên hữu yêu cầu tôi xin tiếp tục công việc ấy, và dịch những chuyện vãng sanh của hàng căn cơ thời gần đây, để người đời nay có thể theo dấu. Vì thế ở quyển này, bút giả lưu ý dịch các truyện vào thời Dân Quốc cận đại nhiều hơn.

    Những lời và hạnh của thánh hiền tu Tịnh độ khi xưa, là những điệu nhạc, những đài gương để khuyến khích, soi sáng cho các hàng liên hữu. Cổ nhơn đã có vị viết sách Tịnh độ, nhan đề là Liên Lậu Thanh âm. Liên Lậu là giờ khắc hoa sen, lấy sự tích đồng hồ sen nơi Bạch Liên Xã của ngài Huệ Viễn. Thanh Âm là những âm điệu thanh tao để khuyến hóa mọi người niệm Phật. Bút giả thể theo ý đó, đặt nhan đề quyển này là MẤY ĐIỆU SEN THANH.

    Mỗi tôn phái, ngoài lý thuyết còn có phần thật nghiệm hay thật hành. Thật hành vừa để chứng minh cho lý thuyết, vừa là tấm gương sáng nhắc nhở khuyến khích người tu. Quyển này là thiên sử liệu chứng minh cõi Cực lạc có thật, công đức niệm Phật có lợi ích ngay lúc hiện tại cho đến khi mạng chung. Cõi Cực lạc đã có thật, thì thiên cung, địa ngục, ba cõi sáu đường, việc tội phước nhân quả, thánh thần quỉ ma, suy ra cũng đều có thật không phải hư huyễn. Từ điểm này xét kỹ sâu rộng thêm, tất có thể dứt trừ những điều xấu ác, xu hướng về nẻo thiện lương vậy.

    100.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Mê Tín Chánh Tín

    0

    Đạo Phật chủ trương giác ngộ mang ánh sáng trí tuệ soi rọi cho thế gian. Mọi lẽ thật đều hiện bày dưới ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là “chánh tín”. Ngược lại, bày những điều mê hoặc làm mù quáng người đời, lừa bịp thế gian, ấy là “mê tín”. Hoặc không hiểu rõ, không có lý lẽ, mà tin càn tin bướng là “mê tín”.

    Tin bướng là họa hại đưa con người đến đường mù tối. Thấy rõ biết đúng mới tin là sức mạnh vô biên khiến người thành công trên mọi lãnh vực. Thế nên trong kinh Hoa Nghiêm có câu: “Tin là nguồn của đạo, là mẹ của mọi công đức. Tin hay nuôi lớn các gốc lành.” Vì thế người học đạo cần có lòng tin, song lòng tin đã qua sàng lý trí gạn lọc kỹ càng. Tuyệt đối không được tin càn, tin bướng làm băng hoại tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Chính trong kinh Di Giáo Phật dạy: “… Xem tướng lành dữ, trông xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán số đều không được làm…”

    6.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Nghi Thức Cầu An, Cầu Siêu, Sám Hối, Cúng Ngọ

    0

    Sách bao gồm các bài cúng cầu an, cầu siêu, sám hối, cúng ngọ.

    12.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Nghi Thức Hành Trì Sám Hối 35 Vị Phật

    0

    Trích: từ Kinh Đại Bửu Tích
    Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

    Sám hối nghiệp chướng là hạnh thứ tư trong Thập nguyện mà Đức Phổ Hiền Bồ Tát tuyên thuyết nơi Hoa Nghiêm đại hội. Và cũng là pháp tu thiết yếu mà hàng Phật Tử thời mạt pháp phải nghiêm cẩm hành trì. Kinh dạy: “Nếu nghiệp ác mà có hình tướng thiệt, thời tất cả hư không cũng không thể dung chứa cho hết”. Há có thể lơ là được chăng?

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Nghi Thức Sám Hối (Chùa Vạn Đức – HT. Thích Trí Tịnh)

    0

    Nghi Thức Sám Hối gồm các hồng danh Phật để lễ lạy sám hối.

    8.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh

    0

    Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh do Hoà Thượng Thích Trí Quảng biên soạn

    10.000
    Thêm vào giỏ hàng