• Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Giải (HT. Tịnh Không)

    0

    Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Giải (HT. Tịnh Không)

    • Kích thước: 19 x 26cm
    • Trọn bộ 2 quyển, để trong hộp cứng.
    • Người giảng: Hoà Thượng Tịnh Không
    • Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ và Viên Đạt cư sĩ

    Giá trên website không bao gồm phí vận chuyển.

    190.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Phép Tắc Người Con – Cư Sĩ Vọng Tây dịch (Đệ Tử Quy)

    0

    Phép tắc người con (Đệ Tử Quy) lấy đoạn “Đệ tử Nhập tắc Hiếu, Xuất tắc đễ, Cẩn nhi Tín, Phiếm ái chúng, Nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” trong “Luận ngữ, Học nhi” làm tổng cương. Đệ Tử Quy được chia thành năm phần, cụ thể đưa ra những phép tắc tiêu chuẩn phải nghiêm chỉnh tuân theo của đệ tử khi ở nhà, ra ngoài, đối người, tiếp vật. Đây là lời lẽ dạy dỗ điều phải trái từ khi còn nhỏ, giáo dục “đệ tử” hiểu được việc giữ trọn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, tránh xa điều ác, siêng làm việc lành, giúp tạo nên gia phong gia đình trung hậu. Đây là tài liệu đầy đủ từ gia huấn, gia quy và gia giáo theo truyền thống Á Đông.

    Về cơ bản, những câu trong Đệ Tử Quy có 3 từ, mỗi câu đều có gieo vần, những câu có 12 từ biểu đạt ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh. Tất cả gồm có 386 câu, tổng cộng có 90 dòng và 1080 từ.  Nội dung súc tích dễ hiểu, được lưu truyền rất nhanh và ảnh hưởng rất rộng, được đọc tụng rộng rãi, chỉ đứng sau “Tam Tự Kinh”. “Cuốn sách phổ cập nhi đồng” không được xem trọng này đã làm nên tên tuổi của Lý Dục Tú.

    Đệ Tử Quy tổng cộng có 1080 chữ, được phân thành 113 việc phải làm. Trong đó, “Hiếu” (Nhập tắc hiếu) có 24 mục, “Đễ” (Xuất tắc đễ) có 13 mục, “Cẩn”  có 24 mục, “Tín” có 15 mục, “Phiếm ái chúng” có 21 mục, “Thân nhân” có 4 mục, “Học văn” (Dư sức học văn) có 12 mục.

    “Đệ Tử” nghĩa là học trò, đệ tử. Người người đều là con cái, người người đều là đệ tử, vì vậy “Đệ tử” đề cập đến tất cả mọi người, “Đệ tử” không phải chỉ trẻ nhỏ, học trò của bậc thánh hiền đều gọi là đệ tử.

    “Quy” là những đạo lý làm người, tiêu chuẩn của hành vi. “Quy” cũng là loại chữ hội ý, bên trái là chữ “phu”, bên phải là chữ “kiến”, đó chính là kiến giải của đại trượng phu. Đương nhiên, kiến giải của đại trượng phu nhất định là tùy thuận theo giáo dục của thánh hiền, cũng chính là chân lý của cuộc sống, để làm việc, để đối người tiếp vật. “Đệ Tử Quy”, chúng ta phải học thì mới giáo dục được con cái, “dạy dỗ con cái phải dạy mình trước”, muốn dạy con cho tốt thì trước hết phải nâng cao bản thân, bản thân phải học cho tốt, có như vậy mới làm được thân giáo tốt.

    Những nhà nghiên cứu hiện đại cho thấy, nội dung cốt lõi của “Đệ Tử Quy” là đề xướng thông qua sự nỗ lực tu thân, yêu thương mọi người để đạt đến gia đình hòa thuận, xã hội hài hòa; đây cũng là quy tắc đầu tiên, là cái gốc để làm người.

    Mọi người đều biết, muốn dẫn dắt xã hội, lòng người một cách chân chính, giải quyết vấn đề của xã hội, thì buộc phải bắt tay từ giáo dục, mà giáo dục phải bắt đầu từ đâu? Phải bắt đầu từ giáo dục vun bồi sâu khi còn bé thơ, đưa “Đệ Tử Quy” lên hàng đầu, khi tâm tính của trẻ nhỏ trong sáng nhất, hãy để chúng tiếp nhận giáo dục từ bé thơ một cách toàn diện nhất, kinh văn được tạo thành một câu ba chữ, hai câu một vần, rất dễ học thuộc, hiểu nghĩa và thực hành; cụ thể được phân thành những lễ nghĩa và tiêu chuẩn của đệ tử khi ở nhà, khi ra ngoài, đối người tiếp vật, cầu học. Có thể xem như là tài liệu tốt nhất để dạy điều phải trái từ khi còn nhỏ.

    Hiện nay, cũng có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện TQM (Quản lý chất lượng toàn diện – Total Quality Management). Khi hiểu ra, cũng bắt đầu chú trọng TEM (Quản lý đạo đức toàn diện – Total Ethical Management). Trong đó, có những yêu cầu liên quan tới đạo đức, đã được các doanh nghiệp nổi tiếng công nhận một cách phổ biến, mà “Đệ Tử Quy” chính là mặt mạnh của quản lý doanh nghiệp, là hành vi đối nhân xử thế của lãnh đạo, người quản lý và nhân viên, và cũng là tư tưởng chỉ đạo quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp, hoàn toàn thực hành theo “Đệ Tử Quy”, đích thực có thể làm cho doanh nghiệp hưng vượng, gia tộc bất vong, nhà doanh nghiệp sẽ trở thành “Nhà” doanh nghiệp thực sự.

    Những năm gần đây, xã hội ngày càng có nhiều những chí sỹ bắt đầu từ tự học, thực hành “Đệ Tử Quy”, tạo nên lực lượng hùng hậu làm tấm gương đi đầu và sau khi học xong có được cuộc sống hạnh phúc, gia đình hòa thuận viên mãn; cũng có thực hành trong doanh nghiệp và thực hiện phát triển lành mạnh; trong trường học cũng ra sức đẩy mạnh và nâng cao đạo đức của thầy trò; cũng có những đơn vị cơ quan quản lý như cục thuế, nhà giam học tập và thực hành…

    Trong “Lễ Ký. Học Ký” có câu “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên” (trong việc xây dựng đất nước, dân tộc thì giáo dục là việc làm hàng đầu). Con người là có thể dạy dỗ, mà “Đệ Tử Quy” chính là giáo trình tốt nhất để dạy người, và tổng thể “Đệ Tử Quy” đều là hướng dẫn thực hành, chỉ cần chúng ta thực hiện từng nội dung, làm thật sự thì chắc chắc sẽ nhận được lợi ích.

    “Đệ Tử Quy” là hướng dẫn căn bản để làm người, là liều thuốc tốt để làm trong sạch xã hội và nhân loại hiện nay, là chìa khóa để thức tỉnh trái tim của chúng ta, là nền tảng căn bản để xây dựng xã hội hài hoà mà các quốc gia đều hướng tới. Vì vậy, học tập và thực hành “Đệ Tử Quy” là căn bản để làm người tốt, là căn bản để gia đình hòa thuận, là căn bản để doanh nghiệp đoàn thể hưng vượng, là căn bản để xã hội hài hòa, là căn bản để thế giới hòa bình.

    Xã hội hài hòa, phải làm từ chính mình, phải bắt đầu từ thực hành “Đệ Tử Quy”.

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Sa Di Giới & Sa Di Ni Giới

    0

    Sa Di Giới & Sa Di Ni Giới

    – Kích thước: 14.5 x 20.5cm (Khổ A5)

    Giá trên website không bao gồm phí vận chuyển.

    1. Lời Huấn Thị Sa Di & Sa Di Ni

    2. Phần Kính Phụng Di Giáo

    3. Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu

    4. Quy Sơn Cảnh Sách Văn

    5. Sa Di Luật Nghi Yếu Lược

    6. Sa Di Ni Luật Nghi Yếu Lược

    32.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Đời Người

    0
    • Kích thước: 14.5 x 20.5cm

    Trích đoạn trong sách “Sự kiện quan trọng nhất trong đời người” do Pháp Sư Tịnh Không giảng.

    Con người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử. Mỗi khi tâm thức rời khỏi thể xác hơi thở không còn hơi ấm tiêu tan đời sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì không mất.

    Khi hơi thở người bệnh không còn nữa, tâm thức không phải lúc đó đã rời khỏi thể xác. Vậy ngay khi người bệnh chấm dứt hơi thở, tâm thức bao lâu thì rời khỏi thể xác? Nhanh lắm là ngay sau khi mới chết, chậm lắm là một, hai ngày. Trên thực tế trường hợp nhanh và chậm rất ít xét chung là khoảng từ mười đến mười hai giờ đồng hồ thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Đôi khi người bệnh đã chấm dứt hơi thở trong khoảng một vài ngày đột nhiên sống lại, việc đó do hai nguyên nhân. Một là thần thức chưa rời khỏi thể xác, hai là thần thức đã rời nhưng nhập trở lại. Căn cứ trên thực tế đã xảy ra, vì thế chúng ta đối với việc lớn lâm chung ngàn vạn lần nên thận trọng.

    Người đời nhận thức sai lầm cho rằng người bệnh sau khi hơi thở chấm dứt là chết, ngay đó bèn khám nghiệm tử thi va chạm khiến người bệnh phải chịu vô vàn sự thống khổ. Nhân đây, quyển sách nhỏ này sẽ cung cấp các kiến thức thông thường khi lâm chung, để kêu gọi mọi người trong xã hội đối với việc trước và sau khi chết cần nên để ý và làm cho đúng pháp.

    Thể xác thì biến hoại nhưng tâm thức không bao giờ mất. Gia đình nên chú trọng tâm thức của người chết, cần làm cách nào để thần thức không thống khổ; cần làm cách nào để có sự an tịnh; thần thức có những nhu cầu gì; cần tiếp dẫn thần thức đi về thế giới nào; cần làm việc gì để thần thức có lợi và tránh những việc gì gây tổn hại cho thần thức… Các vấn đề nêu trên là vô cùng quan trọng.

    10.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Tâm Hạnh Từ Bi Hỷ Xả

    0
    6.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Tam Quy Ngũ Giới

    0

    TAM QUY NGŨ GIỚI

     Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, người ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó, theo định luật sinh, lão, bệnh, tử, ai cũng phải nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mà suốt đời mình ham muốn và khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, người và trời. Từ vô thỉ kiếp đến nay, chúng ta quanh quẩn mãi trong sáu đường này; mỗi lần sinh, mỗi lần tử là mỗi lần tạo nghiệp, dẫn đến quả báo đau khổ. Máu và nước mắt của chúng ta, nếu tích tụ lại nhiều như nước biển. Xương và thịt của chúng ta, nếu gom lại chất cao như núi. Vì sao chúng ta phải chịu đau khổ sinh tử trong sáu đường này? Vì vô minh. Như người đi trong đêm tối không biết phương hướng, cứ đi mãi vào con đường hiểm nạn, nên bị sụp hầm té hố. Nếu không có ánh đuốc soi đường, chúng ta sẽ mãi mãi đi vào con đường hiểm không có lối ra. Sáu nẻo luân hồi là những con đường hiểm nạn. Tam bảo là ngọn đuốc soi đường, hướng dẫn chúng ta ra khỏi đường hiểm đến chỗ an vui giải thoát.

    Phật là bậc đã giác ngộ, giải thoát khỏi sáu đường, Ngài chỉ cho chúng ta lối ra. Pháp là ngọn đuốc sáng soi đường. Tăng là những vị thầy hướng dẫn chúng ta đi đúng đường. Cho nên, chúng ta cần phải quy y Tam bảo để cứu mình ra khỏi đường hiểm khổ đau, đến chỗ an vui giải thoát.

    1. Tam quy là gì?

    Tam quy nói cho đủ là quy y Tam bảo.
    Quy y: Quy là trở về, quay đầu. Y là nương tựa. Quy y là trở về nương tựa.
    Tam bảo: Tam là ba, bảo là báu. Tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.

    Quy y Tam bảo là quay về nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng. Như người con vì si mê đã bỏ cha mẹ đi hoang, bị cuộc đời vùi dập, chịu biết bao đau khổ, đói rách; nay quay về nương tựa cha mẹ để được che chở, thương yêu và hạnh phúc. Như người lái xe đi lầm đường, quay đầu trở lại đi đúng đường. Như người bị đắm thuyền, trôi dạt trên biển cả, bỗng gặp chiếc thuyền khác đến cứu mạng, trong lúc sắp chết chìm giữa lòng đại dương được thuyền đến cứu vớt, được sống yên ổn trên thuyền, được đưa vào bờ an toàn sinh mạng thì còn niềm vui nào lớn hơn.

    6.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Tảo Tâm Địa (Dọn Rác Trong Tâm)

    0

    Tảo Tâm Địa (Quét rác trong tâm) là truyện tranh về Ngài Châu Lợi Bàn Đà Già chứng thánh quả chỉ bằng việc quét rác. Thông thường mình chỉ nhìn thấy bụi tâm của người khác, muốn quét giùm bụi tâm của người khác mà có khi quên rằng tâm mình cũng bám đầy bụi dơ. Công việc quét rác trong tâm là công việc mà mình phải thực hành cả đời

    10.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Tập Tô Màu Hình Phật

    0

    Tập Tô Màu Hình Phật gồm 16 hình Phật, Bồ Tát, phóng sanh…

    • Kích thước: 17 x 24cm

    Quý phụ huynh có thể cho các con gieo duyên với các vị Phật, Bồ Tát, các việc thiện lành khi tô màu.

    14.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên

    0
    • Kích thước: 14.5 x 20.5 cm (Khổ A5)
    • Ruột giấy vàng cao cấp.

    Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện tốt nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ngài Đại Sư Ấn Quang hết sức tán thán. Đại Sư Ấn Quang một đời cung kính ấn tống Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa, Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Lão Pháp sư Tịnh Không cũng đều khích lệ người đời “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”.

    Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho – Thích – Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời.

    12.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Giảng Giải (HT. Tịnh Không)

    0
    Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện tốt nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ngài Đại Sư Ấn Quang hết sức tán thán. Hơn nữa, Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Lão Pháp sư Tịnh Không cũng đều khích lệ người đời “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”.
    Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho – Thích – Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời.
    600.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Thập Niệm Pháp (Ấn Quang Đại Sư)

    0

    Về Phương pháp niệm Phật của Ấn Quang Đại sư thì: Suốt một đời hoằng dương pháp môn niệm Phật, Tổ chỉ tập trung dạy người chuyên một pháp Trì Danh. Do là trong bốn cách niệm Phật: Quán Tượng, Quán Tưởng, Thật Tướng và Trì Danh thì chỉ có Trì Danh là khế cơ nhất, phù hợp với tất cả mọi chúng sanh trên thế gian này. Một pháp Trì Danh chính là huyền môn để nhập đạo, là đường tắt để thành Phật

     

    Niệm Phật Thập niệm ký số

    Nếu vọng niệm vẫn còn nổi sóng, thì dùng pháp Thập Niệm Ký Số. Nghĩa là đem sức lực toàn tâm đặt nơi tiếng Phật hiệu, dẫu muốn khởi vọng cũng không có sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này xưa kia các vị hoằng truyền Tịnh Độ chưa đề cập đến là vì căn tánh con người [khi ấy] còn thông lợi, chẳng cần phải làm như thế mới có thể quy nhất được! Ấn Quang do tâm khó chế phục, mới biết cái hay của pháp này. Càng thử càng thấy hay, chẳng phải là nói mò đâu nhé. Nguyện khắp thiên hạ những kẻ độn căn đời sau đều cùng sử dụng khiến cho vạn người tu vạn người về.

    Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nói đó chính là trong lúc niệm Phật. Từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh. Lại phải nhớ phân minh, đến mười câu là thôi. Lại phải niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi. Niệm đâu nhớ đấy, không được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu nhớ thẳng vào mười câu thấy khó thì chia thành hai hơi. Tức là từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười.

    9.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Thọ Khang Bảo Giám (Bìa Cứng)

    0

    “Hãy nên lấy Thọ Khang Bảo Giám làm sách giữ gìn tánh mạng cho con em đã hiểu chuyện đời. Chẳng những thanh niên phải nên xem, ngay cả người già cũng nên đọc. Muốn con em được trường thọ phải hoàn toàn cậy vào người cao tuổi thường nói đến chuyện họa – phước.”

    Ấn Quang Ðại Sư (1862-1940)

    Bộ sách này rất cần thiết cho giới trẻ hiện thời. Bởi đời sau, chẳng những đạo luật của quốc gia không hề đề cập đến, ngay cả cha mẹ đối với con cái của mình cũng không giảng nói đạo lý giới-dâm bảo toàn sanh mạng, khiến cho rất nhiều thanh thiếu niên bởi vì vô tri tham dâm mà đoạn mất đi tánh mạng quý giá. Quả thực đáng buồn! Hy vọng khi mọi người gặp được quyển sách này, đọc tỉ mỉ cũng như triển khai lưu thông, thường xuyên cảnh tỉnh bản thân và khuyên bảo những người xung quanh mình. Nếu như không mang những đạo lý này nhắc nhở người đời, tức thời lỡ mất công từ bi cứu độ của Phật [như lai] vậy!

    45.000
    Thêm vào giỏ hàng