• Kinh Kim Quang Minh Hiệp Bộ

    0

    Kinh Kim Quang Minh Hiệp Bộ

    • Kích thước: 16 x 24cm
    • Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    Kính lễ:

    Thập phương Tam Bảo từ mẫn chứng minh:

    Đệ tử Tỳ-kheo ni pháp danh Như Ấn , trước khi biên lời tựa, hiệp chưởng kính lễ, ngưởng cầu Tam bảo gia tâm nhiếp hộ, đệ tử nguyện đem công đức phiên dịch kinh điển, cúng dường vô lượng vô biên quốc độ chư Phật và hồi hướng Lục đạo chúng sanh, ngưỡng mong nhứt thiết u hiển Thánh phàm chứng tri hộ niệm.

    Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo Tát Đại Chứngminh.

    Kính lễ liệt vị Chư Tôn,

    Kính thưa chư Thiện Nam Tín Nữ,

    Tôi xin mạo nuội có ít lời trình lên quý liệt vị:

    Bộ kinh “Kim Quang Minh Hiệp bộ”này, nay được lên khuôn xuất bản, đối với hoài bảo của Sư trưởngcủa chúng tôi từ lâu, việc làm này thật là trễ muộn.

    Nguyên vào năm 1965, Sư trưởng chúng tôi nhập thất trì tụng bộ Kim-Quang-Minh. Thấy trong kinh có đoạn: Lúc Đức Phật Thích Ca đang  giảng thuyết kinh này, có bốn vị Phật xuất hiện chứng minh hộ niệm, và trong phẩm “Tán Thán Công Đức” có bốn vị Thiên-Vương phát lời thệ nguyện“ Nếu ở quốc độnào, cõi nước bất an, nhân dân bị nạn binh tai dịch lệ, tất cả nhân dân trong nước đồng chí thành trì tụng kinh Kim-Quang-Minh, thì hàng Tứ-Thiên-Vương sẽ đến nơi quốc độ ấy ủng hộ khiến cho  tai họabặt dứt, quốc độnhân dân cõi đó được an lành, nội loạn ngoại xâm không còn xảy ra nữa”…

    Sau khi Sư trưởng chúng tôi tụng xong bộ kinh Kim-Quang-Minh rồi, liền phát tâm phiên dịch, bộ kinhnày từ Hán văn ra Việt Văn để bộ kinh này sớm được phổ biến khắp nơi, cho chư Tăng Ni cùng Phật tửcó đủ thiện duyên kiến lập Đạo tràng nhứt tâm trì tụng, hầu đem thắng phước hồi hướng khắp cho nhơn dân đồng được tiêu trừ tai ương họa hoạn.

    Công việc phiên dịch chỉ mới tiến hành được vài phẩm, bất ngờ Phật sự đa đoan, Sư trưởng chúng tôi vì bận tâm lo cho Phật sự, nên vấn đề dịch kinh phải bị gián đoạn rất lâu.

    Sau đó Sư trưởng chúng tôi dạy tôi lo tiếp tục phiên dịch bộ kinh này, để Sư trưởng chúng tôi hoàn thànhđược bổn nguyện, mặc dù tôi tự xét mình tài hèn đức kém, nhưng vẫn yên tâm vì đã  có Sư trưởngchúng tôi kề bên để hướng dẫn, phiên dịch chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, cho nên tôi kính vâng theo lời dạy của Sư Trưởng, thành tâm phát nguyện đối trước ngôi Tam Bảo cầu sự chứng minh gia hộ, tôi được đủ duyên  thừa hành  trách nhiệm của Sư trưởng  giao phó. Mỗi ngày  tôi cố gắng gia tâmchuyên cần phiên dịch, tùy theo khả năng hiểu biết của mình. Nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ, sau năm tháng tròn ròng rã chuyên tâm, công cuộc phiên dịch Kim Quang Minh Hiệp bộ đã được viên thành.

    Nguyên bộ kinh Kim-Quang-Minh gồm có 3 bổn:

    1.     Kim Quang Minh

    2.     Kim Quang Minh Hiệp bộ

    3.     Kim Quang Minh Tối Thắng Vương kinh

    Ở  đây tôi chỉ phiên dịch Kim Quang Minh Hiệp bộ. Khi bộ kinh này được dịch xong, Sư trưởng chúng tôinhờ các vị xuất gia , Cư sĩ hữu tâm góp phần công đức với Sư trưởng chúng tôi cùng duyệt lại, để giúp cho bộ Kinh văn-lý được hoàn hảo, cú nghĩa được đúng pháp, hầu tránh khỏi những lỗi lầm còn sơ sót trong việc ấn hành.

    Nay tôi xin trình bày qua lời duyên khởi công việc phiên dịch bộ kinh “Kim- Quang- Minh Hiệp bộ”, đề quý vị  độc giả được biết qua.  Riêng tôi kính xin liệt vị chư tôn từ bi chỉ giáo nếu có chỗ nào bất thông. Tôi nguyện đem công đức phiên dịch Kinh này hồi hướng cho Phật pháp được trường tồn, quốc dân được thạnh đạt, Pháp giới chúng sanh đều viên thánh Phật đạo.

    NAMA DI ĐÀ PHẬT

    Phiên dịch xong ngày 29-4-74 (9-8 Giáp Dần)

    HUÊ LÂM TỰ

    Tỳ kheo Ni Như Ấn

     

    68.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Lương Hoàng Sám

    0
    • Kích thước: 16 x 24cm
    • Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa.
    • Ruột giấy vàng cao cấp.

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    Bộ Kinh Lương Hoàng Sám này có một hiệu lực mạnh mẽ, làm cho người có tội lỗi được tiêu trừ, phước lành tăng trưởng.

    Toàn bộ kinh Lương Hoàng Sám là những lời sám nguyện giải trừ mọi điều tội lỗi. Còn gọi là kinh Ðại Sám. Cũng vì tụng kinh này rũ sạch được mọi tội lỗi nên nay thường tụng trong việc báo hiếu cha mẹ hoặc ngày giỗ chạp gia tiên.

     

    70.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Lương Hoàng Sám (Khổ Lớn)

    0

    Kinh Lương Hoàng Sám (Khổ Lớn)

    • Kích thước: 19 x 26cm
    • Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa
    • Ruột giấy vàng cao cấp
    Phàm là người sanh trong cõi Dục này, trừ các bực đã hoàn toàn giác ngộ, thì không một ai tránh khỏi lỗi lầm, bởi ba nghiệp gây nên.
    Các tội lỗi dã từ ba nghiệp phát sanh, nên người muốn dứt trừ hết tội lỗi, tất nhiên phải đem ba nghiệp ấy để sám hối, thì tội lỗi mới được thanh tịnh.
    Phật dạy:
    “Nếu không có phương pháp sám hối thì, tất cả các Phật tử không một ai mà được giải thoát”.
    Cũng như, nếu không nhờ bộ Lương Hoàng Sám nầy thì, bà Hy Thị là Hoàng hậu của vua Lương không làm sao thoát khỏi khổ nạn được.
    Vì thế nên bộ Lương Hoàng Sám nầy có một hiệu lực mạnh mẽ, làm cho người có tội lỗi được tiêu trừ, phước lành tăng trưởng.
    Cảm thấy sự phiên dịch của Đại đức Thích Viên Giác rất dày công phu, nên tôi xin có vài lời giới thiệu đến toàn thể các Phật tử xa gần và hy vọng rằng, bộ Lương Hoàng Sám này được phổ biến mười phương và sẽ đem lại sự lợi lạc chung cho tất cả; nếu ai có tín tâm thật hành theo.
    120.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật (Trọn Bộ 3 Quyển)

    0

    Kinh Ma Ha Bát Nhã

    • Trọn bộ 3 quyển
    • Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
    • Kích thước: 16 x 24cm
    • Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    260.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Mục Liên Sám Pháp

    0

    Sau khi đọc hết nội dung của bộ Đại Mục Kiền Liên Sám Pháp này, tôi nhận thấy có hai điểm chính là Sám hối và Báo ân, hay sám hối để báo ân. Công hạnh của ngài Mục Kiền Liên điển hình nhất cho sự sám hối và báo ân ấy.

    Kinh Hoa Nghiêm nói: “Bồ Tát tự nghĩ: Ta từ kiếp quá khứ vô thỉ đến nay, do tham, sân, si, mà thân, khẩu, ý phát sinh vô lượng vô biên các nghiệp ác, nếu như các nghiệp ác ấy mà có thể tướng, thì tận cả hư không giới cũng không thể nào dung chứa cho hết được; vì thế mà từ nay, đem hết cả ba nghiệp thanh tịnh, đối trước chư Phật, Bồ tát chúng, thành tâm sám hối, nguyện sau sẽ không dám làm nữa…”

    Như trên, các bậc Bồ Tát cũng còn phải nghĩ sám hối nghiệp chướng, nữa là kẻ phàm phu chúng ta, đầy rẫy những tội lỗi? Nếu như không nhờ công phu tinh cần sám hối, để diệt trừ nghiệp ác đã tạo, và chận đứng những nguyên nhân của những nghiệp ác sẽ tạo, thì biết bao giờ mới mong được giải thoát an vui?

    Với Sám Pháp này; thật là cái kim chỉ nam cho người thời mạt pháp “tội trọng phúc khinh” nương vào đó để tu hành sám hối diệt tội; Sám Pháp này là con thuyền đưa người qua biển khổ sinh tử đến bờ giải thoát an vui, và Sám Pháp này cũng là ngọn đuốc tuệ soi sáng cho chúng ta vượt qua những con đường vô minh tội lỗi.

    Còn nói sám hối để báo ân tất nhiên chúng ta phải nghĩ ngay đến công hạnh báo hiếu của ngài Mục Kiền Liên, một vị đệ tử thần thông bậc nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Ngài Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng đạo, ngài thường nhớ nghĩ đến sự báo đền thâm ân dưỡng dục của mẹ ngài là bà Thanh Đề, phu nhân của một vị phó tướng, nhưng tội ác lại rất nặng nề.

    Vì biết mẹ lúc sinh tiền tạo nhiều tội lỗi, nên khi chết khó thoát khỏi được cảnh khổ báo trong ba đường ác, nên ngài đã vận dụng thần lực đi tìm mẹ khắp mọi nơi, từ trên các cõi trời, cho đến những cảnh địa ngục, nhưng vẫn không thể biết được mẹ phải đọa lạc nơi đâu, đành phải trở về hỏi Phật. Phật dạy:

    –          Mẹ ông khi còn sống không tin Tam Bảo, tham lam độc ác, nên sau khi chết phải đọa vào đại địa ngục.

    Ngài Mục Kiền Liên thấy Phật dạy như thế, nghẹn ngào khóc lóc, và lại đi tìm mẹ khắp các địa ngục, được thấy tận mắt những cảnh khổ báo ở những nơi đó. Sau cùng, ngài đến một địa ngục, thấy tường cao một vạn trượng, cửa đóng kín mít, gọi thì không người mở, trông thì chẳng thể thấy được, nên ngài lại trở về hỏi Phật. Phật dạy:

    –          Chính mẹ ông phải đọa trong đại địa ngục ấy, và phải chịu đại trọng tội.

    Ngài Mục Kiền Liên nghe theo lời Phật dạy, liền đến trước cửa địa ngục ấy, rung gậy tích ba trượng ba lần, tức thì cửa ngục tự mở, chủ ngục dẫn mẹ ngài từ trong ngục đi ra, để cho mẹ con được gặp nhau. Lúc ấy, ngài Mục Kiền Liên thấy mẹ toàn thân bị lửa bốc cháy phừng phực, mình mẩy đầy những dấu vết gươm đao tra tấn, cổ bị mang gông, chân tay bị xiềng trói bằng những sợi dây sắt, trông rất bi thảm. Bà quay lại bảo với ngài Mục Kiền Liên: “Thân thể của mẹ bị đau đớn thật khó kể xiết!”.

    Thấy tình cảnh bi thảm của mẹ, trong lòng đau như dao cắt, ngài liền trở về cầu xin Phật thương xót chỉ dạy cho phương pháp, để cứu mẹ thoát khỏi những cảnh khổ báo ở nơi địa ngục, nhưng vừa thoát khỏi địa ngục, lại phải đọa làm ngạ quỷ. Phật lại chỉ dạy cho phương pháp khiến cho thoát khỏi cảnh ngạ quỷ, thì lại phải đọa làm súc sinh. Phật cũng lại chỉ dạy cho phương pháp khiến cho thoát khỏi cảnh súc sinh. Cứ như thế, mẹ ngài lần lượt phải chịu mọi khổ báo trong ba đường ác. Ngài Mục Kiền Liên nhất nhất cầu Phật thương xót chỉ dạy cho phương pháp để cứu mẹ thoát khỏi những khổ báo ấy, và đều được Phật chỉ dạy cho biết:

    –          Tội ác của mẹ ông rất nặng nề, sức của một mình ông, không thể nào cứu cho mẹ ông giải thoát được, mà ông phải chí thành cầu thỉnh các bậc Đại Đức Tăng, lập đạo tràng sám pháp, đọc tụng các kinh điển Đại thừa, để sám hối những nghiệp ác cho mẹ ông, thì mẹ ông mới thoát khỏi những khổ báo ấy.

    Ngài Mục Kiền Liên làm theo đúng như lời Phật dạy, nên mẹ ngài đã được giải thoát, bà được sinh lên cung trời Đao Lợi, hưởng thụ mọi sự an vui khoái lạc.

    Xem thế đủ biết: Công năng của sự sám hối, nguyện lực của các bậc Đại Đức Tăng, thật là lớn lao vậy.

    Sám hối còn là một phương pháp tự lợi, lợi tha; một công hạnh báo hiệu rất nhiệm màu, mà người muốn tu hành hiếu đạo; người muốn sám trừ nghiệp chướng; cần phải ghi lòng tạc dạ.

    Ngài Mục Kiền Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếu đối với đấng từ thân; ngài đã thực hành pháp sám hối, mà cứu được mẹ thoát khỏi cảnh đọa đầy ở địa ngục khiến muôn đời không thể quên được.

    Bộ Đại Mục Kiền Liên Sám Pháp này, nguyên bản bằng Hán văn, nay Đại Đức Thích Quảng Độ phát tâm dịch ra Việt văn, Đại Đức Thích Quang Hào Viện chủ chùa Bồ Đề xuất bản không ngoài mục đích muốn cho ai ai cũng có thể đọc được, hiểu được phần nào đối với giáo nghĩa cao siêu huyền diệu của Phật pháp.

    Riêng tôi xin chí thành tùy hỷ công đức với dịch giả, và trân trọng giới thiệu cùng quý vị Phật tử bốn phương bộ Sám Pháp rất quý báu này.

    Sài Gòn, năm Giáp Thìn, 1964

    CHÍNH TIẾN

    18.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Ngũ Bách Danh (T. Thích Chân Lý)

    0

    Kinh Ngũ Bách Danh gồm 500 danh hiệu lễ lạy các hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.

    • Kích thước: 16 x 24cm

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    “Bồ tát Quán Thế Âm như vầng trăng với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử.

    Nguyện cầu cho những ai lễ lạy 500 danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm sẽ được đại sĩ nắm giữ bằng ngàn tay, soi thấy bằng ngàn mắt, làm cho phát khởi và thực hành hạnh từ bi.”

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Ngũ Bách Danh Dịch Nghĩa (HT. Thích Như Điển)

    0

    Kinh Ngũ Bách Danh gồm 500 danh hiệu lễ lạy các hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, phiên bản này được quý Thầy dịch nghĩa các danh hiệu Bồ Tát sang Việt nghĩa rất dễ hiểu.

    • Kích thước: 16 x 24cm

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    “Bồ tát Quán Thế Âm như vầng trăng với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử.

    Nguyện cầu cho những ai lễ lạy 500 danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm sẽ được đại sĩ nắm giữ bằng ngàn tay, soi thấy bằng ngàn mắt, làm cho phát khởi và thực hành hạnh từ bi.”

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Nhân Quả Ba Đời (HT. Thích Thiền Tâm)

    0

    Kinh Nhân Quả Ba Đời do Hoà Thượng Thích Thiền Tâm dịch.

    • Kích thước: 14.5 x 20.5cm

    Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: “Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Qủa đặng?”. Thiền sư đáp: “Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân qủa”.

    Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.

    Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn…nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không?. Thật ra, nhân qủa không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chính Giác đều không ngoài nhân qủa. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển kinh nầỵ

    Vì kinh Nhân Qủa nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là “Nhân Qủa Luân Hồi Tạp Lục”.

    Về việc luân hồi nhân qủa ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa sư cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý “vô thỉ vô chung”. Sư Cụ mỉm cườiđáp: “Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chayniệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!”, Đại để, người đã lăn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.

    Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là bước đầu của đạo, và mẹ của tất cả công đức”. Mong những vị hữuduyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm tin có linh hồn ma qủy, đến tin có tội phước báoứng, việc chuyển kiếp luân hồi, cũng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ không không sắc sắc, đường thị thị phi phi, sẽ hỏi Phật đàtỉnh ngộ.

    Thích Thiền Tâm

    10.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Nhật Tụng (Thầy Thích Đăng Quang)

    0

    Kinh Nhật Tụng do Hoà Thượng Thích Đăng Quang dịch sang Việt nghĩa.

    • Kích thuớc: 16 x 24cm
    • Bìa giấy.
    18.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Nhật Tụng (Thích Minh Thời), Bìa Cứng

    0

    Kinh Nhật Tụng. Việt dịch: Thầy Thích Minh Thời

    Nghi thức – Công Phu Khuya

    Nghi thức – Công Phu Chiều

    Nghi thức – Cầu An

    Nghi thức – Tụng Kinh Kim Cang

    Nghi thức – Tụng Kinh Vu Lan Và Báo Hiếu

    Nghi thức – Lễ Phật Đản

    Nghi thức – Lễ An Vị Phật

    Nghi thức – Cúng Ngọ

    Nghi thức – Quá Đường

    Nghi thức – Kệ Dộng Đại Hồng Chung

    Nghi thức – Phóng Sanh

    35.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Nhật Tụng (Thích Minh Thời), Bìa Giấy

    0

    Kinh Nhật Tụng. Việt dịch: Thầy Thích Minh Thời

    Nghi thức – Công Phu Khuya

    Nghi thức – Công Phu Chiều

    Nghi thức – Cầu An

    Nghi thức – Tụng Kinh Kim Cang

    Nghi thức – Tụng Kinh Vu Lan Và Báo Hiếu

    Nghi thức – Lễ Phật Đản

    Nghi thức – Lễ An Vị Phật

    Nghi thức – Cúng Ngọ

    Nghi thức – Quá Đường

    Nghi thức – Kệ Dộng Đại Hồng Chung

    Nghi thức – Phóng Sanh

    27.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Niệm Phật Ba La Mật (HT. Thích Thiền Tâm)

    0

    Kinh Niệm Phật Ba La Mật

    • Kích thước: 14.5 x 20.5cm (Khổ A5)

    Ðời Diêu Tần, pháp sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn ra Hán.

    Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch từ Hán văn ra Việt văn

    Phẩm thứ nhất – Duyên Khởi

    Phẩm thứ hai – Mười Tâm Thù Thắng

    Phẩm thứ ba – Niệm Phật Công Ðức

    Phẩm thứ tư – Xưng Tán Danh Hiệu

    Phẩm thứ năm – Quán Thế Âm Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông

    Phẩm thứ sáu – Năng Lực Bất Tư Nghì Của Danh Hiệu Phật

    Phẩm thứ bảy – Khuyến Phát Niệm Phật Và Ðọc Tụng Chân Ngôn

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng