-
-
Nụ Trầm Cao Cấp Thiên Thảo
0Giá sản phẩm trên website không bao gồm phí vận chuyển.
Nụ Trầm cao cấp Thiên Thảo được làm từ bột trầm nguyên chất. Là một trong những sản phẩm bán rất chạy bên Thanh Duy.
Thời gian cháy: 20-30 phút tùy theo điều kiện ở nơi có gió nhiều hay ít. Gió nhiều thì nụ trầm sẽ cháy nhanh hơn.
Cách đốt nụ trầm:
- Dùng bật lửa đốt ở phần đỉnh của nụ trầm.
- Đặt nụ trầm vào dĩa, lư xông trầm, hoặc bất kì sản phẩm chuyên dụng dùng để xông trầm.
-
Nụ Trầm Malaysia (Hộp 90 Viên)
0Nụ trầm Malaysia thuộc top 5 loại nụ trầm bán chạy nhất bên mình, trộm vía khách mình 1 lần toàn mua từ 2 hộp trở lênMùi thơm dễ chịu lắm. Nếu so với mùi Yatra của Ấn Độ thì mùi của trầm của Malaysia dịu nhẹ hơn.– Thời gian cháy: 20-30 phút tuỳ thuộc vào khu vực gió ít hay nhiều. -
Pháp Phục La Hán Trẻ Em (Xám Nghi)
0Da của các bé nhỏ đặc biệt rất nhạy cảm, các con lại hiếu động, thường hoạt động & ra mồ hôi nhiều. Vì vậy chất vải để lên đồ pháp phục cho các con phải là chất vải xịn, thoáng mát, không gây kích ứng da, sau nhiều tháng tìm hiểu, trải qua các khâu thử mẫu vải rồi sàn lọc thật kĩ, Be Pháp Phục đã chọn cotton Ấn để làm đồ cho các con, đảm bảo đủ các tiêu chí: nhẹ – thoáng mát – thấm hút mồ hôi tốt – đặc biệt là không gây kích ứng daTrò chuyện với các mẹ mới thấy nhiều bé có làn da đặc biệt nhạy cảm với vải quần áo. Be Pháp Phục gửi mẹ một mẫu La Hán kid xám nghi và nâu cafe sữa thật thơ, chất liệu cũng thật mềm mại và nhẹ nhàng để bé có làn da nhạy cảm cũng mặc được.Mùa lễ hội năm nay mẹ có thể an tâm diện pháp phục đôi cùng con đi lễ rồi ! -
Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký
0Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký.
- Kích thước: 19 x 26cm
- Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa
- Chủ giảng: Lão Cư Sĩ Từ Tỉnh Dân
- Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà
-
Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Giải (HT. Tịnh Không)
0Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Giải (HT. Tịnh Không)
- Kích thước: 19 x 26cm
- Trọn bộ 2 quyển, để trong hộp cứng.
- Người giảng: Hoà Thượng Tịnh Không
- Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ và Viên Đạt cư sĩ
Giá trên website không bao gồm phí vận chuyển.
-
Phép Tắc Người Con – Cư Sĩ Vọng Tây dịch (Đệ Tử Quy)
0- Kích thước: 14.5 x 20.5cm (Khổ A5)
Giá trên Website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Rong Biển Sấy
0Rong Biển Sấy (Chay)
- Thành phần: rong biển, dầu thực vật, mè, gia vị.
-
Khách thương có thể dùng để ăn như đồ ăn vặt, hoặc ăn chung với cơm, cháo, xôi, bánh mì,…. đều rất ngon và dễ ăn ạ.Rong biển sấy khô có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ như: Chất bột đường, chất xơ, các vitamin A, C, B2, … và chất khoáng.
-
Sa Di Giới & Sa Di Ni Giới
0Sa Di Giới & Sa Di Ni Giới
– Kích thước: 14.5 x 20.5cm (Khổ A5)
Giá trên website không bao gồm phí vận chuyển.
1. Lời Huấn Thị Sa Di & Sa Di Ni
2. Phần Kính Phụng Di Giáo
3. Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
4. Quy Sơn Cảnh Sách Văn
5. Sa Di Luật Nghi Yếu Lược
6. Sa Di Ni Luật Nghi Yếu Lược
-
Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Đời Người
0- Kích thước: 14.5 x 20.5cm
Trích đoạn trong sách “Sự kiện quan trọng nhất trong đời người” do Pháp Sư Tịnh Không giảng.
Con người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử. Mỗi khi tâm thức rời khỏi thể xác hơi thở không còn hơi ấm tiêu tan đời sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì không mất.
Khi hơi thở người bệnh không còn nữa, tâm thức không phải lúc đó đã rời khỏi thể xác. Vậy ngay khi người bệnh chấm dứt hơi thở, tâm thức bao lâu thì rời khỏi thể xác? Nhanh lắm là ngay sau khi mới chết, chậm lắm là một, hai ngày. Trên thực tế trường hợp nhanh và chậm rất ít xét chung là khoảng từ mười đến mười hai giờ đồng hồ thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Đôi khi người bệnh đã chấm dứt hơi thở trong khoảng một vài ngày đột nhiên sống lại, việc đó do hai nguyên nhân. Một là thần thức chưa rời khỏi thể xác, hai là thần thức đã rời nhưng nhập trở lại. Căn cứ trên thực tế đã xảy ra, vì thế chúng ta đối với việc lớn lâm chung ngàn vạn lần nên thận trọng.
Người đời nhận thức sai lầm cho rằng người bệnh sau khi hơi thở chấm dứt là chết, ngay đó bèn khám nghiệm tử thi va chạm khiến người bệnh phải chịu vô vàn sự thống khổ. Nhân đây, quyển sách nhỏ này sẽ cung cấp các kiến thức thông thường khi lâm chung, để kêu gọi mọi người trong xã hội đối với việc trước và sau khi chết cần nên để ý và làm cho đúng pháp.
Thể xác thì biến hoại nhưng tâm thức không bao giờ mất. Gia đình nên chú trọng tâm thức của người chết, cần làm cách nào để thần thức không thống khổ; cần làm cách nào để có sự an tịnh; thần thức có những nhu cầu gì; cần tiếp dẫn thần thức đi về thế giới nào; cần làm việc gì để thần thức có lợi và tránh những việc gì gây tổn hại cho thần thức… Các vấn đề nêu trên là vô cùng quan trọng.
-
-
Tam Quy Ngũ Giới
0TAM QUY NGŨ GIỚI
Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, người ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó, theo định luật sinh, lão, bệnh, tử, ai cũng phải nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mà suốt đời mình ham muốn và khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, người và trời. Từ vô thỉ kiếp đến nay, chúng ta quanh quẩn mãi trong sáu đường này; mỗi lần sinh, mỗi lần tử là mỗi lần tạo nghiệp, dẫn đến quả báo đau khổ. Máu và nước mắt của chúng ta, nếu tích tụ lại nhiều như nước biển. Xương và thịt của chúng ta, nếu gom lại chất cao như núi. Vì sao chúng ta phải chịu đau khổ sinh tử trong sáu đường này? Vì vô minh. Như người đi trong đêm tối không biết phương hướng, cứ đi mãi vào con đường hiểm nạn, nên bị sụp hầm té hố. Nếu không có ánh đuốc soi đường, chúng ta sẽ mãi mãi đi vào con đường hiểm không có lối ra. Sáu nẻo luân hồi là những con đường hiểm nạn. Tam bảo là ngọn đuốc soi đường, hướng dẫn chúng ta ra khỏi đường hiểm đến chỗ an vui giải thoát.
Phật là bậc đã giác ngộ, giải thoát khỏi sáu đường, Ngài chỉ cho chúng ta lối ra. Pháp là ngọn đuốc sáng soi đường. Tăng là những vị thầy hướng dẫn chúng ta đi đúng đường. Cho nên, chúng ta cần phải quy y Tam bảo để cứu mình ra khỏi đường hiểm khổ đau, đến chỗ an vui giải thoát.
1. Tam quy là gì?
Tam quy nói cho đủ là quy y Tam bảo.
Quy y: Quy là trở về, quay đầu. Y là nương tựa. Quy y là trở về nương tựa.
Tam bảo: Tam là ba, bảo là báu. Tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.Quy y Tam bảo là quay về nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng. Như người con vì si mê đã bỏ cha mẹ đi hoang, bị cuộc đời vùi dập, chịu biết bao đau khổ, đói rách; nay quay về nương tựa cha mẹ để được che chở, thương yêu và hạnh phúc. Như người lái xe đi lầm đường, quay đầu trở lại đi đúng đường. Như người bị đắm thuyền, trôi dạt trên biển cả, bỗng gặp chiếc thuyền khác đến cứu mạng, trong lúc sắp chết chìm giữa lòng đại dương được thuyền đến cứu vớt, được sống yên ổn trên thuyền, được đưa vào bờ an toàn sinh mạng thì còn niềm vui nào lớn hơn.