-
Chuông Xoay Tây Tạng
0Chuông Xoay Tây Tạng* Chất liệu: Hợp kim đồng* Kích thước: 8cmChuông xoay Tây Tạng còn được gọi là Chuông xoay Mật Tông vì được sử dụng nhiều trong Kim Cang Thừa, là một công cụ trợ giúp hữu ích để thực hành thiền định, thư giãn và các nghi lễ tôn giáo, tâm linh.Chuông bát xoay Tây Tạng chế tác thủ công rất thích hợp cho Phật giáo/yoga. Là một trong những công cụ thiền định của người Tây Tạng cổ đại, có thể tạo ra âm thanh khá yên bình, êm dịu và thư giãn. Phù hợp cho thực hành tôn giáo, thiền, thư giãn, chăm sóc sức khỏe và thậm chí là tập yoga.Chuông xoay Tây Tạng không đơn thuần dùng để gõ, mà chuông có thể xoay, kết hợp nhiều chiếc cùng lúc hoặc kết hợp với nước, cát ( đựng trong lòng chuông ) để tạo ra hiệu ứng âm thanh khác nhau. -
Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Đệ Tử Quy giảng giải) – Thầy Thái Lễ Húc
0- Trọn bộ: 4 tập (2 quyển)
LỜI TỰA
Kính thưa quý độc giả!
Con người chúng ta ai ai cũng mong cầu được hạnh phúc! Nhưng làm thế nào để có được hạnh phúc mỹ mãn? Hiện nay, có rất nhiều tư tưởng và quan điểm về việc làm thế nào để có được hạnh phúc. Tuy nhiên, tư tưởng và quan điểm nào là đúng và đâu là căn cứ để biết được rằng tư tưởng và quan điểm mà chúng ta lựa chọn để áp dụng cho cuộc đời mình, cuộc đời con cháu mình là tư tưởng và quan điểm đúng đắn?Trí tuệ của Thánh Hiền thì siêu việt cả thời gian và không gian. Trí tuệ của Khổng Lão Phu Tử đã trải qua sự ấn chứng của nhân loại mấy ngàn năm lịch sử, đích thực đều là chân lý không hư dối. Bốn ngàn năm trước, làm người phải hiếu thảo; bốn ngàn năm sau, làm người cũng phải hiếu thảo, cho nên hiếu siêu vượt thời gian. Người phương Đông phải hiếu thảo, người phương Tây cũng phải hiếu thảo, và như vậy hiếu siêu vượt không gian. Vào thập niên 70, nhà triết học lớn của nước Anh là Arnold Joseph Toynbee đã từng nói: “Muốn giải quyết vấn đề động loạn xã hội của thế kỷ 21 chỉ có hai loại học thuyết, đó là học thuyết Khổng – Mạnh và Phật pháp Đại thừa”.
Cho nên, tư tưởng và quan điểm của Khổng Lão Phu Tử chắc chắn có thể đem lại nhân sinh hạnh phúc mỹ mãn cho chúng ta nếu chúng ta nội hóa vào trong tâm và áp dụng vào trong cuộc sống. Tiến sĩ Thái Lễ Húc – một nhà diễn giảng đạo lý của Thánh Hiền với tâm từ bi vô lượng và trí tuệ uyên thâm, đã phát tâm giảng giải quyển sách “Đệ Tử Quy” (do Lý Dục Tú thời nhà Thanh dựa trên giáo huấn của Khổng Lão Phu Tử biên soạn) với chủ đề: “Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc” ở khắp mọi nơi trên thế giới, để cho chúng ta hiểu được làm người như thế nào mới đúng; thế nào là hiếu thuận cha mẹ; làm thế nào để các mối quan hệ giữa chúng ta với cha mẹ, vợ con, anh em, bạn bè, đồng nghiệp được tốt đẹp; làm thế nào để thân tâm chúng ta được khỏe mạnh, an vui; làm thế nào để trở thành một người chính nhân quân tử; làm thế nào để có được tài sản một cách đúng đắn; làm thế nào để bản thân chúng ta, gia đình chúng ta, những người xung quanh và xã hội có được hạnh phúc mỹ mãn ngay trong cuộc sống hiện tại này v.v…
Nhận thấy được tầm quan trọng và lợi ích của bộ đĩa “Con Đường Đạt Đến Hạnh Phúc Nhân Sinh” này, Ban Phiên dịch Tịnh Không Pháp Ngữ đã cố gắng biên dịch, lồng tiếng thành một bộ video gồm 40 tập và in thành sách trọn bộ 4 tập, với tâm nguyện có thêm nhiều phương
tiện và tài liệu tham khảo học tập nhằm đem lại hạnh phúc, an vui cho mọi người. Vì khả năng có hạn, cho nên trong quá trình biên
dịch chúng tôi không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý độc giả lượng thứ và đóng góp ý kiến để những lần tái bản sau ngày càng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!Thay mặt Ban Biên dịch Tịnh Không Pháp Ngữ
Vọng Tây Cư Sĩ cẩn ghi! -
Con Đường Tây Phương
0Con Đường Tây Phương.
- Kích thước: 14.5 x 20.5cm
Giá trên Website chưa bao gồm phí vận chuyển.
Mục lục:
- Con Đường Tây Phương
- I. Giai Đoạn Trao Dồi Thiện Tâm
- Ii. Giai Đoạn Rèn Tâm Giải Thoát
- Iii. Giai Đoạn Chuyên Tu Giải Thoát
- Những Điều Cần Biết Khi Tịnh Tọa Niệm Phật
- Đường Về Nhất Tâm
-
Công Đức Lạy Phật
0Công đức lạy Phật
Chư Phật và Bồ Tát là những vị đã tu các công đức lành, nhiều số kiếp đã viên mãn. Đã chứng đắc pháp thân, có “Nhứt Thế Chủng Trí” ( là trí thấy biết tất cả ) cho nên 10 phương cõi hư không pháp giới chư Phật Bồ Tát đều thấy biết rõ từng mỗi một chúng sanh không hề sót một vật nào. Như gương sáng thu cảnh vật vậy. Cho nên người nào trong lòng nhớ Phật, Phật liền biết. Người nào niệm danh hiệu Phật, thì Phật nghe. Còn ai kính lạy tượng Phật, thì Phật thấy rõ hết. Mà Chư Phật nhiều kiếp tích chứa các công đức lành tâm luôn chứa đức, mà Tâm của Phật Bồ Tát hướng nghĩ đến đâu thì các công đức đó cũng hướng theo cho nên Phật nghĩ tâm đến chúng sanh nào thì người đó được an lành. hay nói cách khác, tâm Phật Bồ Tát là từ bi, nó phát ra thứ ánh sáng gọi là tâm quang. Mà khi Phật để tâm đến thì tội nghiệp tiêu tan, hoạn nạn qua khỏi nên người đó được bình an. Vậy chúng ta muốn được Chư Phật Bồ Tát để tâm đến thì phải làm sao? Thì trước tiên là mình phải tự kết duyên với các Ngài. Bằng cách là phải thường kính lạy cúng dường ” tượng ” Phật. Niệm Phật, thì sẽ được Phật để tâm đến. Vì sao ? Vì mình có cảm thì Phật mới có ứng. Cũng như quý vị đang cúng lạy tượng Phật bằng đồng, bằng giấy… Nhưng Phật Bồ Tát ở Niết Bàn Cực Lạc nhìn qua thấy rõ hết chúng ta lạy một lần, cho đến vô số lần, với lòng thành như vậy, thì thế nào cũng được Chư Phật để tâm đến:” Tội nghiệp Thiện Nam Tín Nữ đó đối với hình tượng của ta mà cúng dường lễ lạy như vậy… ” và Phật hay để tâm đến mình. Khi được tâm Chư Phật Bồ Tát nghĩ đến thì tâm quang và công đức lành của các ngài cũng đến theo thì người đó được tội diệt sinh phước. Ở đây có người không hiểu lý này họ nói rằng Phật ban phước… chớ thật ra là Phật chỉ nhớ nghĩ đến người đó mà người đó tự được lợi ích như vậy. Cho nên kinh Phổ Môn nói : như có người dùng vàng bạc của báu số nhiều đầy cõi Tam Thiên này, suốt đời cúng dường cho 62 ức số sông Hằng Chư Bồ Tát. Vậy công đức của người đó có nhiều không? Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát đáp rằng: công đức của người đó rất nhiều không thể tính biết được. Phật nói nếu có người chỉ một lần cúng dường lễ bái tượng Bồ Tát Quán Thế Âm thì công đức của người này và công đức của người kia bằng nhau không hơn kém. Cho nên phải biết công đức của sự lạy Phật lớn như vậy. Nhưng chúng ta phải lạy cho đúng ý nghĩa của chữ:” Chiêm ngưỡng lễ bái “. Chớ có nhiều người tuy cũng lạy nhưng không đúng, lạy cẩu thả cho có, thiếu thành tâm…
“Chiêm ngưỡng” là gì? Là chúng ta quỳ gối trước tượng Phật, mắt nhìn chăm chăm vào tượng, lòng thì tôn kính cảm mến như Phật thật. Rồihai gối hai tay và đầu cúi từ từ nhè nhẹ cho đụng đất, gọi là lễ bái. Lúc lễ bái thân tâm mình trụ vào tượng Phật chí thành như vậy thì mới đúng nghĩa ” Chiêm ngưỡng lễ bái” như kinh Phật dạy. Thì Bồ Tát Quán Thế Âm mới nghĩ tâm thì phước đức mới đến theo. Và những người này khi có hoạn nạn gì thì chỉ cần niệm: ” Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” là có Ngài đến giải cứu liền. Cho nên có người thắc mắc: Sao có người niệm Phật thì linh, có người cũng niệm Phật nhưng không linh? Người niệm Phật linh là như trên đã từng lễ kính Ngài. Còn người niệm Phật nhưng không linh là lúc bình thường chẳng có tôn kính lễ bái chi cả lại hay tạo nghiệp ác. Đến khi hoạn nạn mới biết niệm thì làm sao linh được.. Vì Phật Bồ Tát chỉ giúp đỡ người tốt, người hiền. Chớ không thể giúp đỡ người ác người xấu. Cho nên ai muốn được sự gia hộ của Phật thì phải thường kính lạy Phật, niệm Phật và phải hiền lành trước đi. -
-
Dây Chuyền Chú Lăng Nghiêm
0Mặt dây chuyền chú lăng nghiêm có thể chống nước nên các bạn yên tâm khi đeo cho trẻ nhỏ Chú Lăng Nghiêm là một bộ kinh Phật giáo được Đức Phật Như Lai bảo hộ, về sau trong Phật Giáo với mong muốn đem lại sự an lành cho các đệ tử Phật mà các sư thầy đã in câu chú Lăng Nghiêm thu nhỏ để cho Phật tử đeo bên mình, dây chuyền chú Lăng Nghiêm đã đem lại diệu lực an lạc cho những ai có niềm tin và đeo kinh chú lăng nghiêm.
-
Đại Bi Chú Giảng Giải
0Đại Bi Chú Giảng Giải do Hoà Thượng Tuyên Hoá giảng nghĩa về Chú Đại Bi.
- Kích thuớc: 14.5 x 20.5cm (Khổ A5)
-
Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng (Khổ Mini)
0Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng Khổ Mini chỉ nhỏ bằng bàn tay rất thuận tiện để quý liên hữu đem theo bên mình để trì tụng hằng ngày, có đầy đủ Chú Đại Bi tiếng Phạn và Chú Đại Bi phiên âm Hán Việt.
Trong Kinh có đủ 84 hình ứng thân của Chú Đại Bi, in hình màu.
-
Đạo Làm Con (Đệ Tử Quy)
0Đạo Làm Con
- Biên soạn: Lý Dục Tú – Giả Tồn Nhân
- Việt dịch: Nhóm Tịnh Nghiệp
- Kích thước: 14.5 x 20.5cm (A5)
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
“Đạo làm con” (Hán Việt: Đệ tử quy) tên gốc là “Huấn mông văn”, do một vị tú tài tên Lý Dục Tú ở vào thời vua Khang Hy triều nhà Thanh bên Trung Quốc biên soạn thành. Nội dung của “Đạo làm con” được diễn giải theo câu số 6 chương Học Nhi của Luận Ngữ: “Học trò, trên thì hiếu thảo cha mẹ, dưới hòa thuận anh em, cẩn thận và uy tín trong cuộc sống, yêu thương mọi người, kết giao bạn bè tốt, có thêm thời gian và sức lực thì nên học tập thêm”. “Đạo làm con” được soạn theo thể mỗi câu 3 chữ, 2 câu hợp thành một âm vận. Toàn tác phẩm chia thành 7 chương, trình bày cụ thể lễ nghĩa và quy tắc về hành vi ứng xử cần có của một người con lúc ở nhà, khi ra ngoài, lúc quan hệ giao tiếp đối xử với người khác và khi tìm tòi học hỏi, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục trong gia đình và giáo dục ngoài xã hội.
Về sau, cũng dưới triều nhà Thanh, Giả Tồn Nhân biên tập lại và đổi tên là “Đệ tử quy” (tạm dịch: Đạo làm con). Đây là quyển sách quý dùng để giáo dục và bồi dưỡng trẻ em những đức tính tốt đẹp, lòng chân thành trong việc đối xử với mọi người và trong công việc [học tập], dạy các em làm tròn nghĩa vụ và bổn phận của một người con, đồng thời khuyến cáo các em tránh xa những tư tưởng, hành vi xấu xa sai trái, góp phần xây dựng một nền nếp gia đình tốt trong xã hội.
Nhận thấy giá trị thiết thực của tác phẩm, chúng tôi mạo muội chuyển ngữ sang tiếng Việt nhằm giúp cho các bậc phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn, dạy dỗ, bồi dưỡng các em trong cuộc sống gia đình và xã hội. Nội dung chuyển ngữ và hình ảnh sử dụng trong tập sách nhỏ này được dựa theo bản Đệ tử quy bằng tranh. Tập sách được chia thành hai phần chính:
Phần 1: Chánh văn. Đây là phần tổng hợp những điều hay lẽ phải cần phải học tập và rèn luyện. Phần này nên học thuộc lòng để ghi nhớ những lời dạy bảo mà cố gắng thực hiện.
Phần 2: Giải thích. Đây là phần giải thích chánh văn, giúp các em hiểu rõ hơn về những điều được đề cập trong chánh văn. Khi đã thuộc lòng chánh văn, các em sẽ hiểu sâu sắc và thực hành có hiệu quả hơn.
Trong tập sách nhỏ này chúng tôi có sử dụng phần giải thích thêm để làm rõ ý nghĩa của câu văn hoặc từ ngữ. Phần giải thích này được đặt trong dấu móc vuông [].
-
-
Đèn Dầu Sứ Trắng Hoa Sen Hồng
0Đèn Dầu Sứ Trắng Hoa Sen Hồng
Dùng để thắp dầu lưu ly cúng dường Tam Bảo.
– Chất liệu: Sứ cao cấp
– Xuất xứ: Đài Loan
-
Đức Phật Ở Đâu
0Sách Đức Phật Ở Đâu ngoài những mẩu truyện ngắn, những bài học nho nhỏ giáo dục cho các con về chữ hiếu, về đạo đức, lịch sử của Đức Phật, còn có thêm các trang tô màu, đố vui để ba mẹ cùng học cùng chơi với các con.