-
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
0- Kích thước: 14.5 x 20.5 cm (Khổ A5)
- Ruột giấy vàng cao cấp.
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện tốt nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ngài Đại Sư Ấn Quang hết sức tán thán. Đại Sư Ấn Quang một đời cung kính ấn tống Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa, Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Lão Pháp sư Tịnh Không cũng đều khích lệ người đời “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”.
Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho – Thích – Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời.
-
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Giảng Giải (HT. Tịnh Không)
0Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện tốt nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ngài Đại Sư Ấn Quang hết sức tán thán. Hơn nữa, Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Lão Pháp sư Tịnh Không cũng đều khích lệ người đời “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”.Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho – Thích – Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời. -
Thập Niệm Pháp (Ấn Quang Đại Sư)
0Về Phương pháp niệm Phật của Ấn Quang Đại sư thì: Suốt một đời hoằng dương pháp môn niệm Phật, Tổ chỉ tập trung dạy người chuyên một pháp Trì Danh. Do là trong bốn cách niệm Phật: Quán Tượng, Quán Tưởng, Thật Tướng và Trì Danh thì chỉ có Trì Danh là khế cơ nhất, phù hợp với tất cả mọi chúng sanh trên thế gian này. Một pháp Trì Danh chính là huyền môn để nhập đạo, là đường tắt để thành Phật
Niệm Phật Thập niệm ký số
Nếu vọng niệm vẫn còn nổi sóng, thì dùng pháp Thập Niệm Ký Số. Nghĩa là đem sức lực toàn tâm đặt nơi tiếng Phật hiệu, dẫu muốn khởi vọng cũng không có sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này xưa kia các vị hoằng truyền Tịnh Độ chưa đề cập đến là vì căn tánh con người [khi ấy] còn thông lợi, chẳng cần phải làm như thế mới có thể quy nhất được! Ấn Quang do tâm khó chế phục, mới biết cái hay của pháp này. Càng thử càng thấy hay, chẳng phải là nói mò đâu nhé. Nguyện khắp thiên hạ những kẻ độn căn đời sau đều cùng sử dụng khiến cho vạn người tu vạn người về.
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nói đó chính là trong lúc niệm Phật. Từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh. Lại phải nhớ phân minh, đến mười câu là thôi. Lại phải niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi. Niệm đâu nhớ đấy, không được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu nhớ thẳng vào mười câu thấy khó thì chia thành hai hơi. Tức là từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười.
-
Thọ Khang Bảo Giám (Bìa Cứng)
0“Hãy nên lấy Thọ Khang Bảo Giám làm sách giữ gìn tánh mạng cho con em đã hiểu chuyện đời. Chẳng những thanh niên phải nên xem, ngay cả người già cũng nên đọc. Muốn con em được trường thọ phải hoàn toàn cậy vào người cao tuổi thường nói đến chuyện họa – phước.”
Ấn Quang Ðại Sư (1862-1940)
Bộ sách này rất cần thiết cho giới trẻ hiện thời. Bởi đời sau, chẳng những đạo luật của quốc gia không hề đề cập đến, ngay cả cha mẹ đối với con cái của mình cũng không giảng nói đạo lý giới-dâm bảo toàn sanh mạng, khiến cho rất nhiều thanh thiếu niên bởi vì vô tri tham dâm mà đoạn mất đi tánh mạng quý giá. Quả thực đáng buồn! Hy vọng khi mọi người gặp được quyển sách này, đọc tỉ mỉ cũng như triển khai lưu thông, thường xuyên cảnh tỉnh bản thân và khuyên bảo những người xung quanh mình. Nếu như không mang những đạo lý này nhắc nhở người đời, tức thời lỡ mất công từ bi cứu độ của Phật [như lai] vậy!
-
Thọ Khang Bảo Giám (Bìa Giấy)
0“Hãy nên lấy Thọ Khang Bảo Giám làm sách giữ gìn tánh mạng cho con em đã hiểu chuyện đời. Chẳng những thanh niên phải nên xem, ngay cả người già cũng nên đọc. Muốn con em được trường thọ phải hoàn toàn cậy vào người cao tuổi thường nói đến chuyện họa – phước.”
Ấn Quang Ðại Sư
Bộ sách này rất cần thiết cho giới trẻ hiện thời. Bởi đời sau, chẳng những đạo luật của quốc gia không hề đề cập đến, ngay cả cha mẹ đối với con cái của mình cũng không giảng nói đạo lý giới-dâm bảo toàn sanh mạng, khiến cho rất nhiều thanh thiếu niên bởi vì vô tri tham dâm mà đoạn mất đi tánh mạng quý giá. Quả thực đáng buồn! Hy vọng khi mọi người gặp được quyển sách này, đọc tỉ mỉ cũng như triển khai lưu thông, thường xuyên cảnh tỉnh bản thân và khuyên bảo những người xung quanh mình. Nếu như không mang những đạo lý này nhắc nhở người đời, tức thời lỡ mất công từ bi cứu độ của Phật [như lai] vậy!
-
Tịnh Nghiệp Tam Phước
0Tịnh nghiệp tam phước là Pháp tu “Tán Thiện” dành cho hạng phàm phu tâm thường phù tán, động loạn. Pháp này được đức Phật dạy cho Bà Vi Đề Hy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ dùng để tu Tịnh Nghiệp mà vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Bởi hết thảy chúng sanh đều thuộc một trong hai căn cơ: Một là “Định”, hai là “Tán”. Nếu chỉ dạy pháp định thiện, thì sẽ không thể thu nhiếp tất cả. Do đó đức Như Lai mở bày phương tiện, khai pháp tu ba phước để thích ứng với những chúng sanh tâm tưởng phù tán động loạn, giúp họ “Tịnh nghiệp” mà đới nghiệp vãng sanh.
Như vậy, Tịnh Nghiệp Tam Phước là Pháp tu ba phước để thích ứng với những chúng sanh có căn lành, phước đức, nhưng tâm tưởng phù tán động loạn, ba phước ấy là:
- Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, giữ lòng từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành.
- Thọ trì tam quy, giữ vẹn các giới, đừng phạm oai nghi.
- Phát tâm Bồ đề, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành.
-
Tuyên Hoá Pháp Ngữ Lục
0Tuyên Hoá Pháp Ngữ Lục gồm các bài khai thị, pháp ngữ của Hoà Thượng Tuyên Hoá.
-
Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật
0Tuyển trạch bổn nguyện niệm Phật do Pháp Nhiên Thượng Nhân biên soạn.
-
Vô Thường – Thích Giác Thiện
0- Kích thước: 14.5 x 20.5cm
Kiếp người ngắn ngủi, vạn vật vô thường biến ảo, như đám mây lơ lửng giữa bầu trời hợp tan đã để lại trong lòng chúng ta biết bao lo âu, nuối tiếc và sợ hãi. Xâu chuỗi thời gian âm thanh lặng lẽ trôi qua cho đến khi tử thần gõ cửa ra đi để lại kẻ khóc tiễn người đi nghìn thu vĩnh biệt.
Bản thân tôi là nhà sư thường đi đám tang, nên đã chứng kiến rất nhiều cảnh sanh ly, tử biệt bi ai, thảm thương khi nhìn thấy con cháu khóc ông bà, cha mẹ hay là ông bà khóc con cháu; vợ chồng xa lìa ân ái, biệt ly, sầu bi, đổ lệ can trường.
Chứng kiến thảm cảnh đó, tôi mạo muội cố gắng sưu tầm lời Phật dạy và các tài liệu nói lên tính chất vô thường của Chư Tôn Đức kết lại thành tập “Vô Thường” này. Đã nhiều lần muốn ấn tống, nhưng ngại mình đức mỏng, tài sơ chưa đủ khả năng làm được việc này. Nếu mãi e ngại hoài thì không làm được gì uổng phí một đời thọ ơn đàn na tín thí, chi bằng cố gắng viết hết những gì mình hiểu biết để báo đáp phần nào ơn đức Tam Bảo và Đàn Việt.
Trần thế chỉ là chỗ tạm nương,
Cũng như quán trọ ở ven đường.
Mỗi người là khách dừng chân tạm,
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
Chúng sanh tội ác tợ non cao
Biển nghiệp gió giông sóng bủa ào
Tóc bạc da khô chưa tỉnh ngộ
Vô thường trước mắt tính làm sao ?!
Nói đến thân vô thường, nó sanh diệt từng giây phút và rồi xâu chuỗi thời gian sẽ âm thầm đưa đẩy chúng ta dần dần vào cõi chết.
Theo như thực tế khoa học ngày nay đã chứng minh rằng, các tế bào trong cơ thể con người luôn luôn thay đổi, làm cho chúng ta mau lớn, chóng già rồi chết. Cái thân của con người như tuyết gá cành cây, sương đầu ngọn cỏ, mới thấy đó rồi lại mất đó. Tất cả không ai thoát khỏi cảnh sanh, già, bệnh, chết.
Từ khi còn nằm trong bụng mẹ đã khổ rồi, bốn bên bao bọc đen tối chẳng khác nào như chốn ngục tù đầy nhơ uế. Đến lúc chào đời cho đến khi trưởng thành, trải qua không không biết bao nhiêu bệnh hoạn, tai nạn, ưu sầu, khổ não… lúc nào cũng rình rập bên mình. Tuổi về chiều lại còn khổ hơn: nào là da nhăn, tóc bạc, má hóp, răng rụng, thân thể gầy yếu, đi đứng khó khăn, đau ốm triền miên, khổ không tả xiết, lần hồi bước vào cõi chết. Mà khi từ giã cõi đời tạm bợ, ta chỉ theo đường tội phước.
(Trích vô thường)