-
Đường Về Cực Lạc
0Đường Về Cực Lạc – HT. Thích Trí Tịnh
- Kích thước: 14.5 x 20.5cm
PHẬT HUYỀN KÝ
Thời mạt pháp ức ức người tu hành khó có một người đến giải thoát.
Chỉ nương pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi…
KINH ĐẠI TẬP
-
Hoà Thượng Hải Hiền
0Sách viết về cuộc đời của Hoà Thượng Hải Hiền
- Kích thuớc: 16 x 24cm
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Hợp San Tại Gia Luật Học Khái Thiết Ngũ Giới Biểu Giải Giảng Yếu
0Thông tin chi tiết sách:✩ Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa.✩ Kích thước: 16 x 24cm✩ Dịch giả: Cư Sĩ Diệu HiệpGiới luật là thọ mạng của Phật Pháp.Giới luật còn thì Phật pháp còn.Quyển sách giảng giải chi tiết về ngũ giới rất hay ạ.Quyển này bên mình in kết hợp với 1 đạo tràng nên đằng sau bìa có để dòng chữ SÁCH ẤN TỐNG CHUYỂN TẶNG KHÔNG BÁN. Vì vậy quyển này mình chỉ để phát hành cho quý liên hữu thỉnh về để đọc, không phát hành rộng rãi ở các phòng phát hành khác. -
Lá Thơ Tịnh Độ
0Trong các hành môn của đức Phật đã chỉ dạy, môn nào cũng có pháp nghi riêng biệt, từ cách thờ cúng, lễ bái, trì tụng, sám hối, phát nguyện v.v… Như Mật Tông lại còn sự lập đàn, kiết ấn nữa.
Riêng về tông Tịnh Độ, tôi thấy có nhiều người không biết nghi thức hành trì cho đúng pháp. Lại có những vị không hiểu nghĩa chữ Hán, thành ra khi trì tụng chỉ đọc suông theo thông lệ, khó phát lòng thành khẩn, không thể chuyển hướngtâm niệm của mình y như lời văn. Nghĩ vì dòng đời cứ mãi trôi qua, người sau càng ngày lại càng ít am hiểu văn từ Hán Việt, nên theo lời yêu cầu của một số đông, tôi soạn dịch nghi thức tu Tịnh Độ ra Việt văn để giúp bạn đồng tu.
Về pháp nghi Tịnh Độ, có ba bậc: thượng, trung, hạ. Để không quá đơn giản và khỏi phiền toái, tôi căn cứ theo pháp nghi của ngài Từ Vân trong Tịnh Độ Thập Yếu, soạn dịch nghi thức theo bậc trung. Về cách trì danh, vẫn có nhiều đường lối, theo chỗ kinh nghiệm và so với thời cơ, tôi chọn pháp Thập Niệm Ký Số.
Về pháp nghi Tịnh Độ, thuở xưa chia làm năm môn, tôi ước kết lại thành ba môn: lễ bái, trì tụng và phát nguyện hồi hướng. Vả lại, pháp môn Tịnh Độ có chuyên tu và kiêm tu; có vị chuyên niệm Phật, có vị lại kiêm tụng kinh, trì chú, sám hối hoặc tham thiền. Theo Ấn Quang Pháp Sư, thì người tu tịnh nghiệp phải lấy sự niệm Phật làm phần chính, mấy món kia làm phần phụ, phần chính cố nhiên phải giữ cho nhiều hơn. Riêng về tụng kinh, trì chú, nếu dùng để giúp cho phần niệm Phật và chí tâm hồi hướng, cầu vãng sanh, cũng có thể gọi là chuyên tu.
Trên pháp môn trì danh, sự hơn kém thật ra không phải ở nơi nghi thức, mà ở chỗ: âm thanh rành rõ hay lờ mờ, tâm niệm thành khẩn hay thờ ơ tán loạn, công trì tụng sâu nhiều hay cạn ít. Nếu người biết tu thì một lượt chiêm lễ, một câuxưng danh, công đức cũng hơn kẻ không biết tu rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không có pháp nghi cho đúng, thì công đức hành trì thì cũng khó phát huy đến chỗ viên mãn. Và vì thế tôi mới soạn ra nghi thức nầy.
Xưa và nay cách nhau, chúng sanh căn cơ sở thích đều sai khác, tôi không dám gọi việc làm nầy là hợp với mọi người, cũng không dám cho nghi thức đây là hơn những pháp nghi đã có, chỉ tùy chỗ mong cầu mà lạo thảo viết ra vậy thôi.
Liên Du Thích Thiền Tâm
-
Làm Sao Xây Dựng Quan Hệ 2 Giới Hoà Hợp Tôn Trọng
0“Đạo quân tử khởi đầu từ chỗ vợ chồng”. Làm sao xây dựng quan hệ hai giới hòa hợp tôn trọng, xây dựng hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn, nuôi dạy tốt thế hệ sau, là học vấn khá quan trọng liên quan mật thiết tới hạnh phúc thiết thực của mỗi người chúng ta. Vậy mà, học vấn quan trọng như thế, chúng ta lại chưa từng được học. Xã hội ngày nay, gia đình bất hòa, vấn đề giáo dục cho tới vấn đề ly hôn ngày càng nghiêm trọng, theo báo cáo, vào những năm 70 thế kỉ trước tỉ lệ ly hôn là 2%, còn tỉ lệ ly hôn hiện nay là 20%, đồng thời vẫn không ngừng đi về xu thế gia tăng. Ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, còn xuất hiện bác sĩ tâm lý chuyên nghiệp do chính phủ tuyển dụng để giúp đỡ giải quyết vấn đề gia đình. Nhưng phương thức này trị ngọn không trị gốc, trí huệ thật sự duy trì sự hòa hợp trong gia đình vẫn nằm trong giáo huấn của thánh hiền.
Thầy giáo Thái Lễ Húc nhiều năm nay đã dốc sức hoằng dương giáo dục văn hóa truyền thống, truyền thừa giáo huấn thánh hiền văn hóa xưa. Các khu vực trên thế giới, đặc biệt là trong học phủ cao cấp, đã nhiều lần tổ chức các diễn đàn chuyên đề dành cho thanh thiếu niên học sinh, được hoan nghênh sâu sắc. Thầy Thái nói với chúng ta, quan hệ vợ chồng phải “thận trọng khi khởi đầu”. Hôn nhân trước tiên phải quan sát rõ đối phương có phải là người bạn đời có thể chung sống một đời không. Giữa người và người chung sống đều sẽ trải qua một quá trình, trước hết nhất định bắt đầu từ sự “hội ngộ”, quen biết rồi, lại phát triển thành “tìm hiểu”, tìm hiểu lẫn nhau, kế đó là “tôn trọng”, cùng nhau quý trọng nhân duyên của nhau, tiếp theo là “thương yêu”, sau cùng là “kết hôn”. Kết hôn có phải là kết thúc rồi không? Rất nhiều người nói “hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, đây đều là cách nói sai lầm. Nếu như chung sống tốt đẹp, rượu sẽ càng ủ càng thơm, cho nên hôn nhân phải biết xây dựng, vợ chồng hai bên phải có cùng một giá trị quan.
Trong quan hệ ngũ luân, vợ chồng gọi là “phu phụ hữu biệt”, “phu phụ” (vợ chồng) là đạo, “hữu biệt” (khác biệt) là đức. Khác nhau chỗ nào? Khác chỗ trách nhiệm bất đồng, thời xưa là nam lo việc ngoài, nữ lo việc trong. Gia đình có hai trụ cột lớn, thứ nhất là sinh hoạt vật chất, thứ hai là sinh hoạt tinh thần. Nam lo việc ngoài, giải quyết vấn đề kinh tế, vấn đề vật chất; nữ lo việc trong, làm tốt sinh hoạt tinh thần, giáo dục tốt con cái. Việc lớn thứ nhất trong gia đình, là phải giáo dục tốt con cái, gọi là “việc chí yếu không gì bằng dạy con”. Giáo dục con cái trước hết phải lấy thân làm mẫu, thời xưa có nói “tam tòng tứ đức”, “chồng nói vợ nghe”, tức là yêu cầu đối với vợ chồng hai bên. Người làm chồng phải có ân nghĩa, phải có tình nghĩa, phải có đạo nghĩa; người làm vợ phải có “tứ đức”: Phụ đức, phụ ngôn, phụ công, phụ dung. Khi giữa vợ chồng có những nhận thức chung này, thì sẽ phối hợp rất tốt, sẽ có thể làm tấm gương tốt cho con cái.
Ngoài chuyên đề “Làm sao xây dựng quan hệ hai giới hòa hợp tôn trọng” và “Làm sao xây dựng hôn nhân hạnh phúc” của thầy giáo Thái Lễ Húc ra, quyển sách này còn ghi lại chuyên đề diễn giảng “Ý nghĩa truyền thống của hôn lễ” của cô giáo Lý Việt, đồng thời trích dẫn những nội dung đặc sắc trong “Nữ nhân như nước: Lưu Phương diễn giảng về hạnh phúc nhân sinh” của cô giáo Lưu Phương, tin là độc giả sẽ thể hội được ý nghĩa và mục đích chân chính của cuộc đời trong trí huệ cổ xưa của văn hóa truyền thống, “người nam có chức vụ, người nữ có chốn về”, tự làm tròn bổn phận của mình, chọn lựa cuộc đời của chính mình, thực hiện hạnh phúc mỹ mãn chân chính trong cuộc đời.
-
Liên Trì Cảnh Sách
0Cuốn sách “Liên Trì Cảnh Sách” này là do đệ tử kết tập lời khai thị quý báu của sư phụ thường ngày, sắp xếp lại mà thành. Trong này chỉ rõ rất nhiều khuyết điểm vì lơ là mà chính chúng ta là người hiện tại học Phật thường phạm phải. Nguyện có thể đối với những người chân chánh có tâm tu hành, cần đời này liễu sinh thoát tử. Hy vọng mỗi một vị học Phật đều có thể nắm chắc và chính xác phương hướng tu hành, không đến nỗi điên đảo lầm loạn, luống uổng.
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta. Chỉ nguyện những người cùng học Phật đều có thể chuyên tâm và hết sức ở nơi đây. Đối với sự nghiệp lớn vãng sinh của chúng ta, tất nhiên có ảnh hưởng quyết định và sâu xa.
Nam mô A-Di-đà Phật
Hội Phật giáo Liên Trì Công Đức
Kính ghi
-
Liễu Phàm Tứ Huấn (Phương pháp Tu Phúc Tích Đức, Cải Tạo Vận Mệnh)
0Liễu Phàm Tứ Huấn – Phương Pháp Tu Phúc Tích Đức Cải Tạo Vận Mệnh.
- Kích thước: 14.5 x 20.5 (Khổ A5)
Người tin vào số mệnh thường cho là việc gì đến nó sẽ đến để tự an ủi mình khi gặp phải cảnh ngộ ngang trái không may thì nghĩ rằng số mệnh số phận đã như vậy đành chịu vậy. Nhưng số mệnh đâu có phải nhất định như thế mãi đối với ta. Đã có biết bao người tiền bạc như nước mà một sớm, một chiều hóa ra trắng tay, ngược lại nhiều người nghèo bỗng nhiên lại trở thành triệu phú, bởi lẽ giàu có mà lại làm nhiều điều ác thất đức, còn nghèo khó lại biết xả thân hành thiện, cứu giúp người, nên số được biến đổi, vì làm lành gặp lành, làm ác gặp ác. Do đó ta thấy rằng mệnh số là ở nơi tay ta và tự sửa, thay đổi được. Tố Nư tiên sinh đã từng phát biểu: Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.
Đây cũng là trường hợp của tác giả cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn.
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Liễu Phàm Tứ Huấn Giảng Giải – HT. Tịnh Không
0Liễu Phàm Tứ Huấn Giảng Giải – Hoà Thượng Tịnh Không
- Kích thước 16 x 24cm
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Long Thơ Tịnh Độ
0Bộ LONG THƠ TỊNH ĐỘ bằng Hán văn này do ngài Vương Nhựt Hưu đã sưu tập.
Thầy Tỳ Kheo Lê Phước Bình dịch Hán văn ra Việt ngữ để cống hiến cùng quý bạn đồng tu Tịnh độ. Y theo tuần tự thứ lớp trong bộ sách này để làm nguồn cội chỉ giác con đường nào phải đi, để khỏi phải lầm lạc vậy. Nếu tin cho thâm, niệm cho thiệt và nguyện cho chắc, thì chẳng đợi đến khi chết mới thấy Tịnh độ, hiện đương còn sống đây mà trong khi ta tịnh tọa quán tưởng, hay là chiêm bao, thì cũng thấy các lầu châu gác ngọc, thấy Phật và Bồ Tát, thấy La Hán và Thanh Văn, thấy đủ quốc độ nhân dân phong cảnh hy kỳ, dầu cõi Trời và cõi Tiên cũng không bì đặng. Đó cũng tại cái tư tưởng của mình thanh tịnh như vậy, thí như bóng của mình tốt, thì chụp vào cái máy bóng cũng tốt, tiếng của mình thanh, thì thâu vào cái máy tiếng cũng thanh. Vả lại bóng với tiếng vốn là vật vô tình, mà tinh thần còn đặng y nhau như vậy, huống chi lấy cái tâm hữu tình, mà tưởng cảnh hữu tình, thì làm sao lại không có cảm ứng. Nên phải biết rằng tánh ta với tánh Phật hai tánh in nhau, như nước hòa với nước, như dầu hiệp với dầu. Nếu ta niệm Phật, thì Phật tiếp ta, dắt dìu ta về cõi Tây phương, dễ như con rận nương theo áo người đi xa ngàn dặm vậy. Nhưng không vãng sinh là tại nơi người chớ không phải tại nơi pháp. Xưa ngài Thiên Như Hòa thượng nói rằng : “Chánh pháp tượng pháp chi hậu, chư kinh diệt tận, chi lưu A Di Đà Phật, tứ tự cứu độ mạt pháp chúng sinh, kỳ hữu bất tín giả ưng đọa địa ngục”. Nghĩa là : Sau khi chánh pháp qua rồi, thì các kinh lần lần tiêu diệt, chỉ còn lại bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sinh, trong đời mạt pháp nếu ai không tin thì phải đọa vào địa ngục. Lại ngài Liên Trì Đại sư nói rằng : “Mạt pháp Tỳ kheo tín tâm bất như cư sĩ, cư sĩ bất như nữ nhân”. Nghĩa là : Trong đời mạt pháp, tín tâm của mấy thầy Tỳ kheo phần nhiều thua mấy ông cư sĩ; còn mấy ông cư sĩ phần nhiều lại thua trong hàng nữ lưu. Vì cái tín căn của nữ lưu thậm hơn Tỳ kheo và Cư sĩ, nên tuy họ không hiểu chi về đạo lý, mà nghe đặng cái pháp niệm Phật thì họ do cái tánh linh của họ, mà định y giáo phụng hành, không có cái lý thuyết nào đánh đổ họ đặng. Còn mấy thầy Tỳ kheo và Cư sĩ thì tín căn không đặng quyết định, hay ỷ trí tư tưởng cao xa, hay làm sự thần kỳ mắc mỏ, nên cứu cánh vãng sinh thì ít mà bị đọa thì nhiều. (A Di Đà Phật, xin hoan hỷ). Nếu Tỳ kheo và Cư sĩ đã sẵn trí huệ như đây mà chuyên tu Tịnh độ thì chắc đặng thượng phẩm thượng sinh. Vậy hỡi ai ôi ! Ai là râu hùm cằm én, ai là đầu tròn áo vuông, xin đừng quá nhượng cái đài tọa sen vàng mà để cho khách hồng quần chiếm hết.
-
Lục Tổ Đàn Kinh
0Lục Tổ Đàn Kinh – Hoà Thượng Tuyên Hoá lược giảng
- Kích thước: 14.5 x 20.5cm
-
Mấy Điệu Sen Thanh (Trọn Bộ 3 Quyển)
0Sách Mấy Điệu Sen Thanh do Cố Hoà Thượng Thích Thiền Tâm dịch nghĩa.
Trọn bộ gồm 3 quyển.
- Kích thước: 14.5 x 20.5cm
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
Thật ra, người tu Tịnh độ vãng sanh rất nhiều, không phải chỉ có ngần ấy mà thôi. Nguyên do bởi những cổ thư về Tịnh độ thất lạc, phần ký lục kém thiếu, ngày xưa sự lưu thông chưa thuận tiện, nên các chuyện niệm Phật vãng sanh không được truyền rộng và ghi chép đầy đủ. Thử nghĩ quang cảnh lúc ngài Thiện Đạo ở Trường An, ngài Thiếu Khang ở Tân Định, tiếng niệm Phật vang khắp các nẻo đường, tất biết người sanh về Tịnh độ số còn hơn muôn ức. Nhưng bao nhiêu truyện tích sưu tập trên, cũng tạm gọi là đủ để làm khuôn mẫu cho những người tu Tịnh độ đời sau.
Trong thời gian trước, bút giả có ghi chép được hơn vài mươi chuyện niệm Phật vãng sanh ở Việt Nam, tiếc vì lúc chiến nạn bị thất lạc mất. Bởi thế, đành phải dem những chuyện vãng sanh ở Trung Hoa để làm gương khuyến tấn người tu Tịnh độ. Nơi quyển này, chỉ tuyển dịch ra những sự tích có phần đặc sắc trong nguyên bản, vì e nhiều quá sẽ gây sự nhàm chán cho độc giả. Trước kia, Thượng Tọa Vạn Đức (Thích Trí Tịnh) có dịch được một phần ba, lấy tên là Đường Về Cực Lạc, được nhiều người ưa thích. Một vài liên hữu yêu cầu tôi xin tiếp tục công việc ấy, và dịch những chuyện vãng sanh của hàng căn cơ thời gần đây, để người đời nay có thể theo dấu. Vì thế ở quyển này, bút giả lưu ý dịch các truyện vào thời Dân Quốc cận đại nhiều hơn.
Những lời và hạnh của thánh hiền tu Tịnh độ khi xưa, là những điệu nhạc, những đài gương để khuyến khích, soi sáng cho các hàng liên hữu. Cổ nhơn đã có vị viết sách Tịnh độ, nhan đề là Liên Lậu Thanh âm. Liên Lậu là giờ khắc hoa sen, lấy sự tích đồng hồ sen nơi Bạch Liên Xã của ngài Huệ Viễn. Thanh Âm là những âm điệu thanh tao để khuyến hóa mọi người niệm Phật. Bút giả thể theo ý đó, đặt nhan đề quyển này là MẤY ĐIỆU SEN THANH.
Mỗi tôn phái, ngoài lý thuyết còn có phần thật nghiệm hay thật hành. Thật hành vừa để chứng minh cho lý thuyết, vừa là tấm gương sáng nhắc nhở khuyến khích người tu. Quyển này là thiên sử liệu chứng minh cõi Cực lạc có thật, công đức niệm Phật có lợi ích ngay lúc hiện tại cho đến khi mạng chung. Cõi Cực lạc đã có thật, thì thiên cung, địa ngục, ba cõi sáu đường, việc tội phước nhân quả, thánh thần quỉ ma, suy ra cũng đều có thật không phải hư huyễn. Từ điểm này xét kỹ sâu rộng thêm, tất có thể dứt trừ những điều xấu ác, xu hướng về nẻo thiện lương vậy.
-
Mê Tín Chánh Tín
0Đạo Phật chủ trương giác ngộ mang ánh sáng trí tuệ soi rọi cho thế gian. Mọi lẽ thật đều hiện bày dưới ánh sáng giác ngộ, nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là “chánh tín”. Ngược lại, bày những điều mê hoặc làm mù quáng người đời, lừa bịp thế gian, ấy là “mê tín”. Hoặc không hiểu rõ, không có lý lẽ, mà tin càn tin bướng là “mê tín”.
Tin bướng là họa hại đưa con người đến đường mù tối. Thấy rõ biết đúng mới tin là sức mạnh vô biên khiến người thành công trên mọi lãnh vực. Thế nên trong kinh Hoa Nghiêm có câu: “Tin là nguồn của đạo, là mẹ của mọi công đức. Tin hay nuôi lớn các gốc lành.” Vì thế người học đạo cần có lòng tin, song lòng tin đã qua sàng lý trí gạn lọc kỹ càng. Tuyệt đối không được tin càn, tin bướng làm băng hoại tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Chính trong kinh Di Giáo Phật dạy: “… Xem tướng lành dữ, trông xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán số đều không được làm…”