-
Đạo Làm Con (Đệ Tử Quy)
0Đạo Làm Con
- Biên soạn: Lý Dục Tú – Giả Tồn Nhân
- Việt dịch: Nhóm Tịnh Nghiệp
- Kích thước: 14.5 x 20.5cm (A5)
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
“Đạo làm con” (Hán Việt: Đệ tử quy) tên gốc là “Huấn mông văn”, do một vị tú tài tên Lý Dục Tú ở vào thời vua Khang Hy triều nhà Thanh bên Trung Quốc biên soạn thành. Nội dung của “Đạo làm con” được diễn giải theo câu số 6 chương Học Nhi của Luận Ngữ: “Học trò, trên thì hiếu thảo cha mẹ, dưới hòa thuận anh em, cẩn thận và uy tín trong cuộc sống, yêu thương mọi người, kết giao bạn bè tốt, có thêm thời gian và sức lực thì nên học tập thêm”. “Đạo làm con” được soạn theo thể mỗi câu 3 chữ, 2 câu hợp thành một âm vận. Toàn tác phẩm chia thành 7 chương, trình bày cụ thể lễ nghĩa và quy tắc về hành vi ứng xử cần có của một người con lúc ở nhà, khi ra ngoài, lúc quan hệ giao tiếp đối xử với người khác và khi tìm tòi học hỏi, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục trong gia đình và giáo dục ngoài xã hội.
Về sau, cũng dưới triều nhà Thanh, Giả Tồn Nhân biên tập lại và đổi tên là “Đệ tử quy” (tạm dịch: Đạo làm con). Đây là quyển sách quý dùng để giáo dục và bồi dưỡng trẻ em những đức tính tốt đẹp, lòng chân thành trong việc đối xử với mọi người và trong công việc [học tập], dạy các em làm tròn nghĩa vụ và bổn phận của một người con, đồng thời khuyến cáo các em tránh xa những tư tưởng, hành vi xấu xa sai trái, góp phần xây dựng một nền nếp gia đình tốt trong xã hội.
Nhận thấy giá trị thiết thực của tác phẩm, chúng tôi mạo muội chuyển ngữ sang tiếng Việt nhằm giúp cho các bậc phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn, dạy dỗ, bồi dưỡng các em trong cuộc sống gia đình và xã hội. Nội dung chuyển ngữ và hình ảnh sử dụng trong tập sách nhỏ này được dựa theo bản Đệ tử quy bằng tranh. Tập sách được chia thành hai phần chính:
Phần 1: Chánh văn. Đây là phần tổng hợp những điều hay lẽ phải cần phải học tập và rèn luyện. Phần này nên học thuộc lòng để ghi nhớ những lời dạy bảo mà cố gắng thực hiện.
Phần 2: Giải thích. Đây là phần giải thích chánh văn, giúp các em hiểu rõ hơn về những điều được đề cập trong chánh văn. Khi đã thuộc lòng chánh văn, các em sẽ hiểu sâu sắc và thực hành có hiệu quả hơn.
Trong tập sách nhỏ này chúng tôi có sử dụng phần giải thích thêm để làm rõ ý nghĩa của câu văn hoặc từ ngữ. Phần giải thích này được đặt trong dấu móc vuông [].
-
Đức Phật Ở Đâu
0Sách Đức Phật Ở Đâu ngoài những mẩu truyện ngắn, những bài học nho nhỏ giáo dục cho các con về chữ hiếu, về đạo đức, lịch sử của Đức Phật, còn có thêm các trang tô màu, đố vui để ba mẹ cùng học cùng chơi với các con.
-
Kinh Địa Tạng Thập Vương Biến Tướng (Địa Ngục Biến Tướng Đồ)
0Kinh Địa Tạng Thập Vương Biến Tướng nói về các cảnh ở địa ngục. Phải nói rằng những tác phẩm hội họa về Địa ngục biến tướng đồ không chỉ dừng lại ở một kiệt tác nghệ thuật. Không chỉ mang giá trị thưởng thức hay đơn thuần là tranh tôn giáo, mà đây còn là sự cảnh tỉnh và có tác dụng khuyến thiện, giáo hóa cho con người thế gian. Xét về góc độ nghệ thuật thì những bức họa này với những nét vẽ rất tinh luyện, trong tranh cũng có điểu có sơn tạo nên sự hài hòa làm xoa dịu tính tương phản của những cảnh ghê rợn được miêu tả trong những ải của địa ngục. Địa ngục biến tướng đồ là một kiệt tác hội họa có tác dụng quy chính nhân tâm con người. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nó khởi được thiện tâm thiện niệm của con người, giúp con người đoạn ác hành thiện. Và thông điệp mà tác giả gửi gắm là hãy trở thành một người tốt chân chính, sống thiện lương và con đường tương lai của sinh mệnh mình là sự lựa chọn của chính mình. Địa ngục hay thiên giới là ở chính cách sống của chúng ta.
-
Phép Tắc Người Con – Cư Sĩ Vọng Tây dịch (Đệ Tử Quy)
0- Kích thước: 14.5 x 20.5cm (Khổ A5)
Giá trên Website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Tảo Tâm Địa (Dọn Rác Trong Tâm)
0Tảo Tâm Địa (Quét rác trong tâm) là truyện tranh về Ngài Châu Lợi Bàn Đà Già chứng thánh quả chỉ bằng việc quét rác. Thông thường mình chỉ nhìn thấy bụi tâm của người khác, muốn quét giùm bụi tâm của người khác mà có khi quên rằng tâm mình cũng bám đầy bụi dơ. Công việc quét rác trong tâm là công việc mà mình phải thực hành cả đời
-
Tô Màu, Tập Viết Và Thực Hành Đạo Làm Con
0- Kích thước: 17 x 24cm
Học phải đi đôi với thực hành, muốn thực hành có hiệu quả thì phải nhớ, có nhớ lâu thì thực hành mới đạt hiệu quả cao. Mở đầu phần Học Tập Thêm của sách Đạo Làm Con có dạy rằng:
Không thực hành, chỉ lý thuyết
Thành nói suông, sao nên người?
Chỉ thực hành, không lý thuyết
Theo ý riêng, sai nào biết.Trên tinh thần đó, nhóm Tịnh Nghiệp xin giới thiệu đến quý vị phụ huynh và quý độc giả quyển sách tô màu, tập viết và thực hành Đạo Làm Con này. Quyển sách được chia làm ba phần: tô màu – tập viết, bảng kiểm tra thực hành Đạo Làm Con và phần phụ lục Giáo dục đạo đức căn bản (Đức Dục Khải Mông).
-
Truyện Tranh 48 Đại Nguyện Của A Di Đà Phật
0Quyển sách này được trích từ phẩm thứ tư đến phẩm thứ bảy trong bộ truyện tranh Vô Lượng Thọ Kinh. Mỗi khi làm một bộ kinh lớn, tôi đều xuất bản riêng một phần nội dung (tương tự quyển Địa Ngục Tập Yếu trích từ bộ truyện tranh Địa Tạng Kinh), mục đích là nhắc nhở mọi người đây là phần trọng điểm, cần phải chú ý nhiều hơn. Mặc dù tôi phải tốn thêm chút thời gian, nhưng cũng rất xứng đáng.
Bốn Mươi Tám Đại Nguyện là trọng tâm của Vô Lượng Thọ Kinh, là phần cực kỳ quan trọng, cho nên tôi quyết định trích ra làm thành một quyển sách riêng, mà Nguyện Thứ Mười Tám lại là trọng tâm của Bốn Mươi Tám Nguyện, thể hiện rõ ràng lòng từ bi vô hạn của A Di Đà Phật vậy! Thời mạt pháp sự mê hoặc nhiễm ô nặng, chỗ nào trong đời sống cũng đều khơi gợi tham, sân, si của chúng ta, ma cường pháp nhược, tâm địa khó bề thanh tịnh, muốn thoát ly sanh tử luân hồi, thật sự không dễ dàng gì!
Tỳ Kheo Pháp Tạng đã phát đại nguyện, nguyện nào cũng đều cứu độ chúng sanh thoát ly biển khổ sanh tử luân hồi cả! Mà sau khi phát xong mỗi nguyện đều nói: NẾU KHÔNG ĐƯỢC NHƯ VẬY, THỀ KHÔNG THÀNH PHẬT! Ý muốn nói là chỉ cần có một nguyện trong đó không thành hiện thực, thì Ngài sẽ không thành Phật! Chúng ta đều biết rằng Ngài Pháp Tạng đã thành Phật từ lâu, hiệu là A Di Đà Phật! Nếu đã thành Chánh Giác, chứng minh rõ rằng mỗi nguyện trong đó đều không hề phát nguyện suông, mà tất cả đều chân thực, chỉ cần chúng ta y giáo phụng hành (làm đúng theo lời dạy) thì chắc chắn được độ thoát!
Tôi đã dành hơn một năm để vẽ bộ truyện tranh Vô Lượng Thọ Kinh, đến nay đã hoàn thành được một phần ba tác phẩm. Dưới sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, từ năm 2020 đến khoảng năm 2027, tôi sẽ chuyên tâm vẽ các bộ truyện tranh Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh và Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, cộng thêm hai bộ truyện tranh đã xuất bản là A Di Đà Kinh và Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương, như vậy đã đủ bộ truyện tranh Tịnh Độ Ngũ Kinh (năm bộ Kinh Tịnh Độ) cho chúng sanh thời mạt pháp rồi! Ba bộ Kinh này dự kiến sẽ mở rộng cho tất cả mọi người muốn tùy hỷ tịnh tài gieo duyên, vị nào muốn cùng tham gia đều có thể liên hệ tác giả.
Nếu không có Phật lực gia trì, thì phàm phu như tôi làm sao có thể làm được việc Phật pháp này. Đây là sứ mạng cũng là thiên chức của tôi, ngày ngày có thể vẽ ra những điều mình ưa thích càng là chuyện vui lớn nhất đời người vậy!
Ngày 21/10/2021
Lâm Cự Tình kính ghi -
Truyện Tranh Cứu Vật Phóng Sanh (Khổ Lớn)
0- Kích thước: 16 x 24cm
Truyện tranh Cứu Vật Phóng Sanh là truyện được in màu, có khoảng gần 100 mẩu chuyện về loài vật đầy tính nhân văn, giáo dục và tình yêu thương đối với loài vật.
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, tất cả mọi hành động bằng thân, lời và ý đều xuất phát từ hai tiêu chuẩn đó nhằm đem lại lợi lạc cho mình và tha nhân. Đây là những đức tính rất cơ bản để phát triển về Giới-Định-Tuệ mà một người muốn thăng tiến về mặt tâm linh thì cần phải quan tâm và thực hiện một cách triệt để.
-
Truyện Tranh Du Tịnh Ý Gặp Táo Quân
0– Kích thước: 16 x 24cm
Cuốn sách Du Tịnh Ý Công Gặp Táo Thần là một trong những cuốn sách được nhắc đến nhiều về việc con người có thể thay đổi vận mệnh của chính mình. Cùng với Liễu Phàm Tứ Huấn, Du Tịnh Ý Công Gặp Táo Thần sẽ mang đến cho người đọc một lần nữa tin vào sự thần kỳ của việc thay đổi số mạng nhờ việc suy xét chính mình, tích đức, hành thiện, một lòng hướng thiện không nghi ngờ, không mong cầu báo đáp. -
Truyện Tranh Đệ Tử Quy (1 Bộ 3 Quyển)
0- Kích thước: 16 x 24cm
- Truyện tranh màu
- Giá trên Website chưa bao gồm phí vận chuyển.
ĐỆ TỬ QUY LÀ GỐC CỦA GỐC – Hoà Thượng Tịnh Không“Đệ Tử Quy” là gốc của gốc, không từ chỗ này mà bắt tay làm thì nhất định bạn không làm được. Gốc đức hạnh của người xưa chúng ta rất sâu dày, những điều từ nhỏ họ đã dưỡng thành thì cả đời họ sẽ không thay đổi, những thứ học nửa vời đều không nương vào được. Người bồi dưỡng cái gốc này là ai? Là người mẹ, từ lúc bạn sinh ra đến tròn 3 tuổi 1000 ngày này, đây là giáo dục cắm gốc. Người xưa nói “ba tuổi thấy tám mươi”, ba tuổi mà cái gốc này cắm được tốt thì cả đời họ sẽ không thay đổi, là ý nghĩa của ba tuổi thấy tám mươi. Hiện nay không còn nữa, không có người dạy, cho nên gốc thảy đều không có, cha mẹ họ không có, ông bà của họ cũng không có, lại lên đến ông bà cố có lẽ cũng chẳng có. Lên trên nữa, ông bà cụ cố (cao tổ phụ mẫu), biết được một chút, nhưng chưa chắc họ làm được, họ hiểu, họ biết có việc này; lại đi lên trên nữa, thì mới biết. Loại giáo dục văn hoá truyền thống này của chúng ta đã lơ là rồi, gián đoạn mất 200 năm, cho nên ngày nay thật sự không dễ. Bốn chữ “không mất luật nghi” này, chỉ thở dài một hơi, đến đâu để tìm? Tìm không ra gốc rễ. Hiện nay chúng tôi duy nhất một kỳ vọng là mong thế hệ sau, thế hệ sau cũng không làm được, thế hệ sau lại hi vọng thế hệ sau nữa, niềm hi vọng này không nên gián đoạn, ba thế hệ, bốn thế hệ sau có thể sẽ làm được. -
Truyện tranh Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Quyển Hạ)
0Truyện tranh Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện được vẽ tay bởi Cư sĩ Lâm Cự Tình. Nhóm Tịnh Nghiệp phiên dịch sang tiếng Việt.
-
Truyện Tranh Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Quyển Thượng)
0Truyện tranh Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện được vẽ tay bởi Cư sĩ Lâm Cự Tình. Nhóm Tịnh Nghiệp phiên dịch sang tiếng Việt.