• Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật (HT. Thích Thiền Tâm)

    0
    • Kích thước: 16 x 24cm
    • Bìa da, có bao plastic bảo vệ bìa
    • Ruột giấy vàng cao cấp, đọc tụng không bị mỏi mắt.
    • Kích thước chữ lớn.

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển

    Quyển Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật này là một bộ kinh rất có ý nghĩa và lợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm, khiến cho họ có được công năng chuyển hóa nghiệp chướng sâu dầy, trở nên nhẹ nhàng thanh thản, và phát tâm tinh tấn tu hành giải thoát.

    Xin trân trọng giới thiệu quyển kinh này đến với thiện hữu tri thức, Tăng Ni Phật tử, để cùng nhau đồng xướng tụng kinh văn, cầu sám hối diệt trừ tội chướng từ vô thỉ kiếp mà phát lòng cầu chứng vô thượng bồ đề.

    45.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Lương Hoàng Sám

    0
    • Kích thước: 16 x 24cm
    • Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa.
    • Ruột giấy vàng cao cấp.

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    Bộ Kinh Lương Hoàng Sám này có một hiệu lực mạnh mẽ, làm cho người có tội lỗi được tiêu trừ, phước lành tăng trưởng.

    Toàn bộ kinh Lương Hoàng Sám là những lời sám nguyện giải trừ mọi điều tội lỗi. Còn gọi là kinh Ðại Sám. Cũng vì tụng kinh này rũ sạch được mọi tội lỗi nên nay thường tụng trong việc báo hiếu cha mẹ hoặc ngày giỗ chạp gia tiên.

     

    70.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Mục Liên Sám Pháp

    0

    Sau khi đọc hết nội dung của bộ Đại Mục Kiền Liên Sám Pháp này, tôi nhận thấy có hai điểm chính là Sám hối và Báo ân, hay sám hối để báo ân. Công hạnh của ngài Mục Kiền Liên điển hình nhất cho sự sám hối và báo ân ấy.

    Kinh Hoa Nghiêm nói: “Bồ Tát tự nghĩ: Ta từ kiếp quá khứ vô thỉ đến nay, do tham, sân, si, mà thân, khẩu, ý phát sinh vô lượng vô biên các nghiệp ác, nếu như các nghiệp ác ấy mà có thể tướng, thì tận cả hư không giới cũng không thể nào dung chứa cho hết được; vì thế mà từ nay, đem hết cả ba nghiệp thanh tịnh, đối trước chư Phật, Bồ tát chúng, thành tâm sám hối, nguyện sau sẽ không dám làm nữa…”

    Như trên, các bậc Bồ Tát cũng còn phải nghĩ sám hối nghiệp chướng, nữa là kẻ phàm phu chúng ta, đầy rẫy những tội lỗi? Nếu như không nhờ công phu tinh cần sám hối, để diệt trừ nghiệp ác đã tạo, và chận đứng những nguyên nhân của những nghiệp ác sẽ tạo, thì biết bao giờ mới mong được giải thoát an vui?

    Với Sám Pháp này; thật là cái kim chỉ nam cho người thời mạt pháp “tội trọng phúc khinh” nương vào đó để tu hành sám hối diệt tội; Sám Pháp này là con thuyền đưa người qua biển khổ sinh tử đến bờ giải thoát an vui, và Sám Pháp này cũng là ngọn đuốc tuệ soi sáng cho chúng ta vượt qua những con đường vô minh tội lỗi.

    Còn nói sám hối để báo ân tất nhiên chúng ta phải nghĩ ngay đến công hạnh báo hiếu của ngài Mục Kiền Liên, một vị đệ tử thần thông bậc nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Ngài Mục Kiền Liên, sau khi tu hành chứng đạo, ngài thường nhớ nghĩ đến sự báo đền thâm ân dưỡng dục của mẹ ngài là bà Thanh Đề, phu nhân của một vị phó tướng, nhưng tội ác lại rất nặng nề.

    Vì biết mẹ lúc sinh tiền tạo nhiều tội lỗi, nên khi chết khó thoát khỏi được cảnh khổ báo trong ba đường ác, nên ngài đã vận dụng thần lực đi tìm mẹ khắp mọi nơi, từ trên các cõi trời, cho đến những cảnh địa ngục, nhưng vẫn không thể biết được mẹ phải đọa lạc nơi đâu, đành phải trở về hỏi Phật. Phật dạy:

    –          Mẹ ông khi còn sống không tin Tam Bảo, tham lam độc ác, nên sau khi chết phải đọa vào đại địa ngục.

    Ngài Mục Kiền Liên thấy Phật dạy như thế, nghẹn ngào khóc lóc, và lại đi tìm mẹ khắp các địa ngục, được thấy tận mắt những cảnh khổ báo ở những nơi đó. Sau cùng, ngài đến một địa ngục, thấy tường cao một vạn trượng, cửa đóng kín mít, gọi thì không người mở, trông thì chẳng thể thấy được, nên ngài lại trở về hỏi Phật. Phật dạy:

    –          Chính mẹ ông phải đọa trong đại địa ngục ấy, và phải chịu đại trọng tội.

    Ngài Mục Kiền Liên nghe theo lời Phật dạy, liền đến trước cửa địa ngục ấy, rung gậy tích ba trượng ba lần, tức thì cửa ngục tự mở, chủ ngục dẫn mẹ ngài từ trong ngục đi ra, để cho mẹ con được gặp nhau. Lúc ấy, ngài Mục Kiền Liên thấy mẹ toàn thân bị lửa bốc cháy phừng phực, mình mẩy đầy những dấu vết gươm đao tra tấn, cổ bị mang gông, chân tay bị xiềng trói bằng những sợi dây sắt, trông rất bi thảm. Bà quay lại bảo với ngài Mục Kiền Liên: “Thân thể của mẹ bị đau đớn thật khó kể xiết!”.

    Thấy tình cảnh bi thảm của mẹ, trong lòng đau như dao cắt, ngài liền trở về cầu xin Phật thương xót chỉ dạy cho phương pháp, để cứu mẹ thoát khỏi những cảnh khổ báo ở nơi địa ngục, nhưng vừa thoát khỏi địa ngục, lại phải đọa làm ngạ quỷ. Phật lại chỉ dạy cho phương pháp khiến cho thoát khỏi cảnh ngạ quỷ, thì lại phải đọa làm súc sinh. Phật cũng lại chỉ dạy cho phương pháp khiến cho thoát khỏi cảnh súc sinh. Cứ như thế, mẹ ngài lần lượt phải chịu mọi khổ báo trong ba đường ác. Ngài Mục Kiền Liên nhất nhất cầu Phật thương xót chỉ dạy cho phương pháp để cứu mẹ thoát khỏi những khổ báo ấy, và đều được Phật chỉ dạy cho biết:

    –          Tội ác của mẹ ông rất nặng nề, sức của một mình ông, không thể nào cứu cho mẹ ông giải thoát được, mà ông phải chí thành cầu thỉnh các bậc Đại Đức Tăng, lập đạo tràng sám pháp, đọc tụng các kinh điển Đại thừa, để sám hối những nghiệp ác cho mẹ ông, thì mẹ ông mới thoát khỏi những khổ báo ấy.

    Ngài Mục Kiền Liên làm theo đúng như lời Phật dạy, nên mẹ ngài đã được giải thoát, bà được sinh lên cung trời Đao Lợi, hưởng thụ mọi sự an vui khoái lạc.

    Xem thế đủ biết: Công năng của sự sám hối, nguyện lực của các bậc Đại Đức Tăng, thật là lớn lao vậy.

    Sám hối còn là một phương pháp tự lợi, lợi tha; một công hạnh báo hiệu rất nhiệm màu, mà người muốn tu hành hiếu đạo; người muốn sám trừ nghiệp chướng; cần phải ghi lòng tạc dạ.

    Ngài Mục Kiền Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếu đối với đấng từ thân; ngài đã thực hành pháp sám hối, mà cứu được mẹ thoát khỏi cảnh đọa đầy ở địa ngục khiến muôn đời không thể quên được.

    Bộ Đại Mục Kiền Liên Sám Pháp này, nguyên bản bằng Hán văn, nay Đại Đức Thích Quảng Độ phát tâm dịch ra Việt văn, Đại Đức Thích Quang Hào Viện chủ chùa Bồ Đề xuất bản không ngoài mục đích muốn cho ai ai cũng có thể đọc được, hiểu được phần nào đối với giáo nghĩa cao siêu huyền diệu của Phật pháp.

    Riêng tôi xin chí thành tùy hỷ công đức với dịch giả, và trân trọng giới thiệu cùng quý vị Phật tử bốn phương bộ Sám Pháp rất quý báu này.

    Sài Gòn, năm Giáp Thìn, 1964

    CHÍNH TIẾN

    18.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Ngũ Bách Danh (T. Thích Chân Lý)

    0

    Kinh Ngũ Bách Danh gồm 500 danh hiệu lễ lạy các hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.

    • Kích thước: 16 x 24cm

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    “Bồ tát Quán Thế Âm như vầng trăng với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử.

    Nguyện cầu cho những ai lễ lạy 500 danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm sẽ được đại sĩ nắm giữ bằng ngàn tay, soi thấy bằng ngàn mắt, làm cho phát khởi và thực hành hạnh từ bi.”

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Ngũ Bách Danh Dịch Nghĩa (HT. Thích Như Điển)

    0

    Kinh Ngũ Bách Danh gồm 500 danh hiệu lễ lạy các hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, phiên bản này được quý Thầy dịch nghĩa các danh hiệu Bồ Tát sang Việt nghĩa rất dễ hiểu.

    • Kích thước: 16 x 24cm

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    “Bồ tát Quán Thế Âm như vầng trăng với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử.

    Nguyện cầu cho những ai lễ lạy 500 danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm sẽ được đại sĩ nắm giữ bằng ngàn tay, soi thấy bằng ngàn mắt, làm cho phát khởi và thực hành hạnh từ bi.”

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Từ Bi Thuỷ Sám (Bìa Cứng)

    0
    • Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa
    • Ruột giấy vàng cao cấp, đọc không bị mỏi mắt

    Thủy sám là tên tắt, do chính tác giả dùng trong văn. Tên tắt này gọi đủ là Từ bi thủy sám pháp. Sám pháp, gọi tắt là sám, nghĩa là phương pháp sám hối. Phương pháp này mệnh danh Từ bi thủy, gọi tắt là thủy, nghĩa là nước từ bi.

    45.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Từ Bi Thuỷ Sám Pháp, Bìa Giấy

    0

    Kinh Từ Bi Thuỷ Sám Pháp. Việt dịch: HT. Thích Huyền Dung

    • Ruột giấy vàng cao cấp, đọc không bị mỏi mắt

    Thủy sám là tên tắt, do chính tác giả dùng trong văn. Tên tắt này gọi đủ là Từ bi thủy sám pháp. Sám pháp, gọi tắt là sám, nghĩa là phương pháp sám hối. Phương pháp này mệnh danh Từ bi thủy, gọi tắt là thủy, nghĩa là nước từ bi.

    22.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Vạn Phật, Khổ A4 (HT. Thích Thiền Tâm)

    0
    LỢI ÍCH của PHÁP TU LẠY PHẬT
    Thích Viên Thành
    .
    Lạy Phật lợi ích vô cùng
    Lưu thông máu huyết khiêm cung tánh tình
    Vừa có phước vừa dưỡng sinh
    Hàng ngày thường lạy an khinh cõi lòng…
    Trong thời buổi hiện đại, với sự tiến bộ của khoa học, trong nhịp sống công nghiệp, máy móc và các tiện nghi vật chất đã thay thế sức người, con người ít vận động, nhưng phải chạy theo nhiều nhu cầu vật chất, nên quay cuồng với bao áp lực, nhất là những vị làm văn phòng và các nghề nghiệp ngồi một chỗ, không có nhiều thời gian để sống thỏa mái với thiên nhiên, khiến tinh thần dễ bị căng thẳng, cơ bắp toàn thân cũng tự nhiên căng cứng theo. Lại thêm vì thiếu vận động, cột xương sống trở nên cứng nhắc, rất khó uốn cong, từ đó các khoản cách giữa các cột xương sống bị chai lì và hẹp lại, đè lên chèn ép các dây thần kinh và mạch máu, khiến cho các chất dinh dưỡng và dưỡng khí không thể đến cung cấp các tế bào trong các cơ quan nội tạng, từ đó bệnh tật dễ phát khởi, tế bào ung thư có nhiều cơ hội phát triển.
    .
    Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được, vừa thanh tịnh được tâm, vừa thể dục dưỡng sinh, giúp cho thân vận động toàn diện, từ đầu, cổ cho đến từng lóng tay, lóng chân, mà đặc biệt nhất là giúp điều chỉnh xương sống, cường hóa nội tạng, tăng thêm tế bào tốt và mang dưỡng khí đến khắp châu thân, giúp cuộc sống có được khoan khoái, an lành hơn.
    .
    Cổ Đức có dạy: “Niệm Phật môt câu, phước sanh vô lượng, lạy Phật một lạy tội diệt hà sa”. Làm được thân người là phước báu rất lớn, nhưng nghiệp chướng cũng không ít, vì “nhân vô thập toàn”, khi chưa chứng Thánh, thì ‘nhất cử nhất động’ ai ai cũng còn tạo nhiều tội lỗi, vậy cần phải quán chiếu để thấy được lỗi lầm mà thành tâm sám hối, thì mới mong tiêu trừ được tội. Do vậy pháp tu lạy Phật là pháp tu phù hợp, nhiều lợi ích nhất.
    .
    Khi lễ lạy chúng ta thực hiện “hồi quang phản chiếu” quay về với “tánh giác” thể hiện được lòng tôn kính và tâm ngưỡng mộ của mình đối với đấng Giác ngộ, hay những bậc Thánh, Thần, Đại ân nhân, thể hiện được lòng biết ơn, đền ơn. Khi lễ lạy, tiêu trừ được lòng tự cao ngã mạn của mình, tức là từng bước “quán chiếu thấy năm uẩn đều không, sẽ qua hết tất cả khổ đau ách nạn”. Khi lạy Phật cúi mình rạp xuống, thể hiện “bội trần hợp giác” hai tay xòe ra đón Phật, lúc đó Phật tánh trong ta hiển lộ, Đức Phật với lòng từ bi vô lượng sẽ thương cảm đến và gia hộ cho ta được kiết tường như ý và phước đức cũng từ đây sinh khởi.
    .
    Trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt có dạy 10 Công đức của Lễ Phật:
    01- Tự mình có được sắc thân tươi đẹp nhiệm mầu
    02- Lời mình nói ra ai nấy đều tin.
    03- Đối với mọi người dù ác độc, mình không sợ hãi.
    04- Chư Phật thường gia hộ phò trì.
    05- Tự mình có đầy đủ oai nghi, được mọi người kính mến.
    06- Mọi người thảy đều muốn làm quen giúp đở.
    07- Chư Thiên đều yêu kính.
    08- Đầy đủ các điều phúc đức, hưởng mọi thanh nhàn.
    09- Khi chết nhận định được vãng sanh.
    10- Tự mình chứng quả vắng lặng Niết Bàn.
    .
    Đấy là những công đức và lợi ích của việc lễ Phật theo kinh dạy, còn trong thực tế, khi thực hiện thường xuyên, đúng cách, pháp tu lạy Phật, bản thân của người viết bài nầy đã trải nghiệm, gặt hái được những điều lợi ích thiết thực như sau:
    .
    * Giúp Thân – Khẩu – Ý được thanh tịnh
    * Giúp cho tinh thần sảng khoái, máu huyết lưu thông, thân thể mạnh khỏe
    .
    * Tật bệnh tiêu trừ, nhất là bệnh “thoái hóa cột sống cổ, lưng và thoát vị đĩa đệm”, hết “đau thắt lưng” hóa giải được “thấp khớp”, làm tốt lại “hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết”, “điều hòa huyết áp”… thế là nghiệp chướng cũng lần hồi được chuyển hóa.
    .
    * Giúp nhiếp được tâm, khi phải dùng sức chú ý theo dõi từng chữ, từng câu, không cho lộn hàng, lộn chữ, trong khi lạy, như trong kinh Di giáo Phật đã dạy: “chế tâm nhứt xứ vô sự bất biện” nên sẽ được hanh thông trong mọi việc.
    .
    * Gặp được nhiều may mắn, được nhiều quý nhơn giúp đỡ, nên mọi ước nguyện cao đẹp sẽ được thành tựu. Bản thân người viết rất nghèo khó, nhưng khi tiến hành lễ lạy theo các Bộ Sám, Tam Thiên Phật, Kinh Vạn Phật…, đã được quý nhơn tài trợ cho đi hành hương xứ Phật Ấn Độ, tiếp tục phát nguyện lạy bộ kinh Pháp Hoa mỗi chữ mỗi lạy, với hơn 60 ngàn chữ, nơi Phật Thành Đạo, chốn linh thiêng Bồ Đề Đạo Tràng, với “từ trường” gấp 7 lần hơn các nơi khác, cộng thêm sự phấn chấn và quyết tâm của người viết, mỗi ngày lạy hơn 2 ngàn lạy, nên chỉ trong vòng 35 ngày đã lạy hoàn mãn bộ kinh Pháp Hoa với hơn 60 ngàn lạy, giúp ‘tội diệt phước sanh’ do đó khi về đến Việt Nam liền được bảo lãnh đi định cư ở Úc.
    .
    Với sự mầu nhiệm nhiều ích lợi ấy, trong thời gian ở Úc người viết đã tiếp tục phát nguyện lạy các bộ sám, Ngũ Bách danh và Vạn Phật, trì lạy Đại Bi Sám Pháp, nên đã vượt qua được nhiều chướng ngại, nhất là đã chận đứng được bệnh “bowel cancer” ung thư đường ruột và ‘chuyển họa thành phước’, được chính phủ Úc nhiều nhân đạo, chữa trị bệnh, cấp nhà để có được nơi yên tịnh với đầy đủ tiện nghi, hầu tịnh dưỡng, sống tự tại, an lạc, bảo lãnh được người thân chăm sóc và cùng nhau tu tập hướng đến con đường giải thoát, giác ngộ.
    180.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Nghi Thức Cầu An, Cầu Siêu, Sám Hối, Cúng Ngọ

    0

    Sách bao gồm các bài cúng cầu an, cầu siêu, sám hối, cúng ngọ.

    12.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Nghi Thức Hành Trì Sám Hối 35 Vị Phật

    0

    Trích: từ Kinh Đại Bửu Tích
    Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

    Sám hối nghiệp chướng là hạnh thứ tư trong Thập nguyện mà Đức Phổ Hiền Bồ Tát tuyên thuyết nơi Hoa Nghiêm đại hội. Và cũng là pháp tu thiết yếu mà hàng Phật Tử thời mạt pháp phải nghiêm cẩm hành trì. Kinh dạy: “Nếu nghiệp ác mà có hình tướng thiệt, thời tất cả hư không cũng không thể dung chứa cho hết”. Há có thể lơ là được chăng?

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Nghi Thức Sám Hối (Chùa Vạn Đức – HT. Thích Trí Tịnh)

    0

    Nghi Thức Sám Hối gồm các hồng danh Phật để lễ lạy sám hối.

    8.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh

    0

    Nghi Thức Sám Hối Hồng Danh do Hoà Thượng Thích Trí Quảng biên soạn

    10.000
    Thêm vào giỏ hàng