-
Bộ Chuyện Vãng Sanh
0Chuyện lớn nhất của đời người là luân hồi sanh tử. Dù rằng thực chất của nó vốn là mộng ảo, bao nhiêu thứ buồn vui sầu khổ mà chúng ta đang cảm thọ cũng đều là bọt bóng phù du. Nhưng một khi chưa dứt sạch hết những thấy biết sai lầm (kiến hoặc) và suy nghĩ sai lầm (tư hoặc), chưa vãng sanh Phật Quốc thì những thứ “mộng ảo bọt bóng” ấy, do nghiệp thức của chúng ta biến hiện ra đó nó hiển nhiên thành ra chân thật rỡ ràng.
Cho nên Đấng Đại Từ Phụ A Di Đà dùng thệ hải độ sanh, giúp bọn phàm mê chúng ta thẳng tắt thoát ra bể khổ. Chỉ cần tin sâu nguyện thiết một niệm, mười niệm là vượt khỏi trần lao, bước lên quả vị Bồ Đề, một phen “Buông dao sát sanh, tức liền thành Phật”. Quả là vi diệu thù thắng chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn!
Ôi! Lòng từ của Di Đà Thế Tôn và mười phương chư Phật vô cùng vô tận. Phật ân cao cả khôn lường, cho dù có tán thán trăm kiếp ngàn đời cũng không sao nói hết được.
Nhân vì hộ niệm tiễn đưa cha mẹ và những người thân khi lâm chung, chúng tôi có kể chuyện vãng sanh, đọc truyện vãng sanh, mở băng đĩa nói về vãng sanh cho người bệnh nghe, thì thấy thu được rất nhiều lợi ích. Do vậy, mà chúng tôi không ngần ngại, mạo muội sưu tập, trích tuyển từ sách, băng cũng như đến tận gia đình đạo hữu có người vãng sanh để ghi lại.
Việc làm này nếu có chút ít công đức nào, nguyện hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sinh đồng sanh Tây Phương, đồng thành Phật đạo!
A Di Đà Phật !
Nhóm Liên Hữu Miền Nam Đất Việt thực hiện.
-
Kinh Niệm Phật Ba La Mật (HT. Thích Thiền Tâm)
0Kinh Niệm Phật Ba La Mật
- Kích thước: 14.5 x 20.5cm (Khổ A5)
Ðời Diêu Tần, pháp sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch từ Hán văn ra Việt văn
Phẩm thứ nhất – Duyên Khởi
Phẩm thứ hai – Mười Tâm Thù Thắng
Phẩm thứ ba – Niệm Phật Công Ðức
Phẩm thứ tư – Xưng Tán Danh Hiệu
Phẩm thứ năm – Quán Thế Âm Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông
Phẩm thứ sáu – Năng Lực Bất Tư Nghì Của Danh Hiệu Phật
Phẩm thứ bảy – Khuyến Phát Niệm Phật Và Ðọc Tụng Chân Ngôn
-
Lá Thơ Tịnh Độ
0Trong các hành môn của đức Phật đã chỉ dạy, môn nào cũng có pháp nghi riêng biệt, từ cách thờ cúng, lễ bái, trì tụng, sám hối, phát nguyện v.v… Như Mật Tông lại còn sự lập đàn, kiết ấn nữa.
Riêng về tông Tịnh Độ, tôi thấy có nhiều người không biết nghi thức hành trì cho đúng pháp. Lại có những vị không hiểu nghĩa chữ Hán, thành ra khi trì tụng chỉ đọc suông theo thông lệ, khó phát lòng thành khẩn, không thể chuyển hướngtâm niệm của mình y như lời văn. Nghĩ vì dòng đời cứ mãi trôi qua, người sau càng ngày lại càng ít am hiểu văn từ Hán Việt, nên theo lời yêu cầu của một số đông, tôi soạn dịch nghi thức tu Tịnh Độ ra Việt văn để giúp bạn đồng tu.
Về pháp nghi Tịnh Độ, có ba bậc: thượng, trung, hạ. Để không quá đơn giản và khỏi phiền toái, tôi căn cứ theo pháp nghi của ngài Từ Vân trong Tịnh Độ Thập Yếu, soạn dịch nghi thức theo bậc trung. Về cách trì danh, vẫn có nhiều đường lối, theo chỗ kinh nghiệm và so với thời cơ, tôi chọn pháp Thập Niệm Ký Số.
Về pháp nghi Tịnh Độ, thuở xưa chia làm năm môn, tôi ước kết lại thành ba môn: lễ bái, trì tụng và phát nguyện hồi hướng. Vả lại, pháp môn Tịnh Độ có chuyên tu và kiêm tu; có vị chuyên niệm Phật, có vị lại kiêm tụng kinh, trì chú, sám hối hoặc tham thiền. Theo Ấn Quang Pháp Sư, thì người tu tịnh nghiệp phải lấy sự niệm Phật làm phần chính, mấy món kia làm phần phụ, phần chính cố nhiên phải giữ cho nhiều hơn. Riêng về tụng kinh, trì chú, nếu dùng để giúp cho phần niệm Phật và chí tâm hồi hướng, cầu vãng sanh, cũng có thể gọi là chuyên tu.
Trên pháp môn trì danh, sự hơn kém thật ra không phải ở nơi nghi thức, mà ở chỗ: âm thanh rành rõ hay lờ mờ, tâm niệm thành khẩn hay thờ ơ tán loạn, công trì tụng sâu nhiều hay cạn ít. Nếu người biết tu thì một lượt chiêm lễ, một câuxưng danh, công đức cũng hơn kẻ không biết tu rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không có pháp nghi cho đúng, thì công đức hành trì thì cũng khó phát huy đến chỗ viên mãn. Và vì thế tôi mới soạn ra nghi thức nầy.
Xưa và nay cách nhau, chúng sanh căn cơ sở thích đều sai khác, tôi không dám gọi việc làm nầy là hợp với mọi người, cũng không dám cho nghi thức đây là hơn những pháp nghi đã có, chỉ tùy chỗ mong cầu mà lạo thảo viết ra vậy thôi.
Liên Du Thích Thiền Tâm
-
Những Chuyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe
0“Người tu Tịnh nghiệp phải nên thực tiễn. Nếu như tu hành mà không niệm Phật, thì cũng giống như người nói ăn mà không có ăn và người đếm tiền của người khác, không có ích gì cho việc tu hành cả. Nói một trượng không bằng làm một tấc! (nói nhiều không bằng làm ít). Đây là lời của ân sư Bính Công (Lý Bính Nam) thường hay khuyên gắng những người tu học. Ngài (Bính Công) hằng tự tu và hóa độ cho người, hai mươi năm ở tại Đài Trung, ngài hoằng dương chánh pháp chưa từng có một ngày gián đoạn, với tâm Từ Bi khuyên người không biết mệt mỏi, khuyên người chân thật niệm Phật, cầu sanh Tây phương, độ người vô số. Tất cả Sĩ, Nông, Công, Thương cho đến những bà già không biết chữ hoặc những trẻ nhỏ ba tuổi … rất nhiều người đạt được sự lợi ích của niệm Phật.
Hiện nay đang là thời mạt pháp, tà thuyết rối rắm, những người tu học muốn đầy đủ pháp vị tốt đẹp, chỉ có y giáo phụng hành, chuẩn bị tư lương chờ đến kỳ hạn có thể vãng sanh về An Dưỡng (cõi Cực Lạc). Đồng trong loài người, mà có người nhân nơi chí tâm niệm Phật mà có được những cảm ứng kỳ diệu, tiêu tai giải nguy, hoặc có người nhất tâm niệm Phật, khi lâm chung nhờ Phật tiếp dẫn thị hiện những tướng lành. Học nhơn (tôi, lời khiêm xưng của tác giả) không ngại ngu muội vụng về, nghĩ ra nên đem những sự thật cảm ứng không thể nghĩ bàn, chính mình mắt thấy tai nghe trong hơn mười năm trở lại đây, nhất nhất ghi chép lại, để cho những người chưa tin Phật, niệm Phật, sớm biết tin Phật niệm Phật; những người đã tin Phật niệm Phật rồi sẽ càng gắng gỏi nỗ lực hơn, tinh tấn hơn gấp bội; những ai thấy nghe đều được lợi ích trong Phật Pháp. Đây chính là nguyện vọng của bút gia.
-
Niệm Phật Chuyển Hoá Tế Bào Ung Thư
0- Kích thước: 14.5 x 20.5cm
Mỗi dòng trong nguyên tác Niệm Phật Chuyển Hoá Tế Bào Ung Thư là một chuỗi châu ngọc vô giá, đem lại nguồn an ủi và khích lệ vô biên cho người đọc. Mỗi tư tưởng của tác giả là một nguồn ánh sánh thanh tịnh, soi rọi thân tâm chúng ta khiến mê lầm tan biến, còn lại tâm mát mẻ sáng trong.
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh
0LỜI NGỎNam Mô A Di Đà Phật.
Minh Tuệ tôi là một tiểu tăng rất dốt chữ nghĩa và giáo lý, lại thêm tuổi già sức yếu không có khả năng tụng kinh, tọa thiền, chỉ dốc một lòng niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh Cực Lạc để thành Phật độ chúng sanh. Sau nhiều năm nhập thất tịnh tu, vâng lịnh Thầy Trụ trì và Thầy Giáo thọ, tôi ra thất chia xẻkinh nghiệm niệm Phật cầu vãng sanh cho Phật tử chùa Tịnh Luật từ tháng ba năm 2009. Sau một năm làm Phật sự, có một số Phật tử trong và ngoài tiểu bang Texas thiết tha yêu cầu tôi viết lại kinh nghiệm tu tập của mình để làm kim chỉ nam cho hành giả Tịnh Độ. Tôi đã nhiều lần từ chối, hôm nọ bỗng dưng tôi sực nhớ lại lời chư Tổ, chư Cổ đức dạy: “Tỳ kheo là phải tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự và dù phải bỏ thân mạng để hoằng dương Tịnh độ, vẫn phải làm”, nên tôi mạnh dạn nhận lời viết quyển “Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh” này.
Từ đó, hằng ngày sau thời khóa niệm Phật, tôi thường cầu Đức từ phụ A Di Đà và chư Phật mười phương gia bị cho tôi viết quyển sách nầy đúng như pháp. Sau nhiều tháng đọc qua sách vở, tôi sưu tập những lời dạy của Đức Thế Tôn, chư Tổ, chư Cổ đức, rút gọn lại những kinh nghiệm hành trì, cộng thêm sự khích lệ và giúp đỡ quý báu của quý Thầy, quý liên hữu gần xa, tôi hoàn thành được quyển sách nhỏ bé này.
Nhân đây, chúng tôi thành kính tri ân: Hòa thượng Thượng Trí Hạ Tịnh, (viện chủ Chùa Vạn Đức), Hòa thượng Thượng Thiện Hạ Huệ, Đại đức Thích Tịnh Trí (Trụ trì chùa Tịnh Luật), Đại đức Thích Pháp Quang (Giáo Thọ chùa Tịnh Luật), Đại đức Thích Chân Văn (FL) cùng chư liên hữu: Minh Chí (MI), Diệu Âm (Ngọc Minh, Austin), Phạm Khanh (KT
Printing), Hoằng Minh, Hoằng Huệ, Tịnh Ngọc (Houston), Bảo Nghiêm (PA), Diệu Thanh (CA), Quảng Âm (CA), Minh Trung (CA), Phương Đoan (VA), Huệ Tâm (CA), Quảng Diên, Thiện Bảo, Không Trì, cô Uyên Đinh, cô Tâm Lý, cô Ngọc Tâm và nhiều liên hữu khác đã khuyến khích, tận tâm giúp đỡ tôi hoàn thành quyển sách này.Chúng tôi ước mong quyển sách này được phổ biến rộng rãi, những ai có duyên được đọc, áp dụng đúng lời chỉ dẫn chắc chắn sẽ thỏa chí nguyện là đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh Cực Lạc thành Phật độ chúng sanh.
Tự thiết nghĩ đức trí hạ liệt, với kinh nghiệm nhỏ nhoi hạn hẹp, không sao tránh khỏi những lỗi lầm sai sót. Chúng con thành tâm kính đê đầu đảnh lễ ngưỡng mong các bậc Tôn Túc từ bi hoan hỉ chỉ dạy cho.
Chúng tôi cũng hết lòng cầu mong các liên hữu gần xa tự nguyện hoan hỉ góp ý xây dựng, để tài liệu này ngày càng phong phú hơn hầu thật sự đem lại nhiều lợi ích cho hành giả Tịnh độ.
Việc làm này nếu có chút ít công đức, con nguyện hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong mười phương pháp giới đồng phát khởi, trưởng dưỡng, thành tựu Tín, Nguyện, Hạnh để cùng con đồng vãng sanh Cực Lạc, thành Phật độ chúng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật
-
Niệm Phật Sám Pháp
0Niệm Phật Sám Pháp
- Tác giả: Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
- Kích thước: 16 x 24cm
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Niệm Phật Thành Phật
0Trong một lần đến thăm Tịnh Tông Học Hội ở Singapore, chúng tôi may mắn đọc được quyển “ Niệm Phật Thành Phật” (Hoa ngữ) do một vị cư sĩ Diệu Âm dày công biên soạn và trích lục lại những khai thị quan trọng của pháp sư Tịnh Không, khi Ngài thuyết giảng kinh “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác”.
Xin chân thành tri ân công đức vô lượng của cư sĩ Diệu Âm đã trích lục những lời giáo huấn vàng ngọc của pháp sưTịnh Không về cách hành trì, tu tập pháp môn Tịnh Độ!
Mặc dù với trình độ hiểu biết còn non kém về Hoa ngữ, thế pháp lẫn Phật pháp, song chúng tôi xin phép mạo muội được dịch lại bằng Việt ngữ, hầu chia sẻ pháp đạo này cùng các vị đạo hữu Tịnh Độ, để chuyên tâm niệm hồng danh A Di Đà Phật, nguyện kiếp này thành tựu vãng sanh về Tây Phương Cực lạc Thế Giới, cứu cánh viên mãn, đồng thành Phật đạo.
Phần diễn dịch chắc chắn không tránh khỏi nhiều sai sót. Kính mong được các vị Thiện Tri Thức chỉ dạy và bổ khuyết, để quyển sách này ngày càng được hoàn chỉnh hơn.
Xin chắp tay cung kính tri ân quý thiện nhân, quý Phật tử đã hoan hỉ đóng góp công đức tài lực để thực hiện quyển sách được hoàn thành viên mãn. Nguyện đem công đức này, hồi hướng cho tận hư không biến pháp giới tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình, được thoát khỏi lục đạo luân hồi, siêu sanh về Tây Phương Tịnh độ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Phật lịch 2556 (DL.2012)
Chúng đệ tử Diệu Âm (Sen Vàng) kính bạch.
-
Niệm Phật Thập Yếu
0Thứ đệ trong quyển này, chia thành Chương, Mục, Tiết, Đoạn khác nhau, mỗi Chương có nhiều Mục, mỗi Mục có nhiều Tiết, và mỗi Tiết có nhiều Đoạn.
Về Chương chỉ có mười, ghi số thứ tự La Mã (I-II-III) từ Đệ Nhất Yếu đến Đệ Thập Yếu.
Về Mục, ghi số thứ tự theo A-B-C.
Về Tiết, ghi số thứ tự 1-2-3, nhưng lại tiếp tục quán thông từ đầu đến cuối quyển, diễn thành từ số 1 cho đến số 72. Tuy sắp thành Chương, Mục, Tiết, Đoạn, nhưng Tiết mới chính là đơn vị, và thành phần cốt cán của toàn quyển. Và quyển này là sự kết hợp hay thành phần của 72 Tiết chung góp lại.
Về Đoạn, không nêu chữ Đoạn, bởi nó chỉ có tánh cách gây niệm chú ý hoặc sự phân biệt trong mỗi Tiết, nên bút giả đánh dấu bằng ngôi sao (*), đôi khi cũng ghi theo số thứ tự 1-2-3. Nhưng đây chỉ là số ít, không có tánh cách quán xuyến thành số nhiều như thứ tự của Tiết. Và đó là điểm khác biệt.
Niệm Phật Thập Yếu, theo nhan đề là mười điều thiết yếu của môn Niệm Phật hay của người tu pháp Niệm Phật. Mười điều này sẽ diễn thành mười chương theo như trên đã nói.
Mười chương ấy như sau:
1. Niệm Phật phải vì thoát sanh tử.
2. Niệm Phật phải phát lòng Bồ Đề.
3. Niệm Phật phải dứt trừ lòng nghi.
4. Niệm Phật phải quyết định nguyện vãng sanh. 5. Niệm Phật phải hành trì cho thiết thật.
6. Niệm Phật phải đoạn tuyệt phiền não.
7. Niệm Phật phải khắc kỳ cầu chứng nghiệm. 8. Niệm Phật phải bền lâu không gián đoạn.
9. Niệm Phật phải an nhẫn các chướng duyên. 10. Niệm Phật phải dự bị lúc lâm chung. -
Niệm Phật Tông Yếu
0Trong thời đại hiện nay và nhất là đối với hàng cư sĩ tại gia, Niệm Phật có thể nói là con đường tất yếu để ra khỏi sinh-tử. Đây là Pháp Môn Tha Lực duy nhất trong Phật Pháp mà điểm then chốt là tin tưởng tuyệt đối vào Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà.
Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là dùng Danh Hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sanh. Không hiểu rõ lý nầy, người ta thường cho rằng Xưng-Danh là để cho hạng hạ căn không đủ căn cơ để tu những pháp môn như Quán Thật Tướng, Quán Tưởng, Quán Tượng, v.v… Và khi tu Niệm Phật thì phần nhiều đều mang tâm niệm tự lực, vẫn cứ trông cậy vào sức mình để được vãng sinh. Đó là Tự Lực Niệm Phật. Bởi thế, tu rất nhọc nhằn mà cũng không chắc là mình có được vãng sinh hay không. Những ngộ nhận nầy chính dịch giả cũng mắc phải. Hơn một năm trước đây, may mắn thay, gặp được tác phẩm Pháp Nhiên Ngữ Đăng Lục. Như kẻ mù được sáng, người sắp chết đuối gặp phao. Hốt nhiên tín tâm phát khởi, nhận ra lý Tha Lực Niệm Phật. Từ đây, Niệm Phật trở thành một niềm vui không thể nghĩ bàn, vãng sinh Cực Lạc là điều chắc chắn chứ không cần đến lúc lâm chung. Do đó, xin chọn những pháp ngữ tinh yếu của Ngài để dâng tặng người hữu duyên.
Xin nguyện rằng hễ ai đọc đến Niệm Phật Tông Yếu, đều phát khởi tín tâm, niệm Phật mà được vãng sinh Cực Lạc.
– Pháp Nhiên Thượng Nhân –
-
Thập Niệm Pháp (Ấn Quang Đại Sư)
0Về Phương pháp niệm Phật của Ấn Quang Đại sư thì: Suốt một đời hoằng dương pháp môn niệm Phật, Tổ chỉ tập trung dạy người chuyên một pháp Trì Danh. Do là trong bốn cách niệm Phật: Quán Tượng, Quán Tưởng, Thật Tướng và Trì Danh thì chỉ có Trì Danh là khế cơ nhất, phù hợp với tất cả mọi chúng sanh trên thế gian này. Một pháp Trì Danh chính là huyền môn để nhập đạo, là đường tắt để thành Phật
Niệm Phật Thập niệm ký số
Nếu vọng niệm vẫn còn nổi sóng, thì dùng pháp Thập Niệm Ký Số. Nghĩa là đem sức lực toàn tâm đặt nơi tiếng Phật hiệu, dẫu muốn khởi vọng cũng không có sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này xưa kia các vị hoằng truyền Tịnh Độ chưa đề cập đến là vì căn tánh con người [khi ấy] còn thông lợi, chẳng cần phải làm như thế mới có thể quy nhất được! Ấn Quang do tâm khó chế phục, mới biết cái hay của pháp này. Càng thử càng thấy hay, chẳng phải là nói mò đâu nhé. Nguyện khắp thiên hạ những kẻ độn căn đời sau đều cùng sử dụng khiến cho vạn người tu vạn người về.
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nói đó chính là trong lúc niệm Phật. Từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh. Lại phải nhớ phân minh, đến mười câu là thôi. Lại phải niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi. Niệm đâu nhớ đấy, không được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu nhớ thẳng vào mười câu thấy khó thì chia thành hai hơi. Tức là từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười.
-