• Nhập Bồ Tát Hạnh (Việt dịch: Ni Sư Thích Nữ Trí Hải)

    0
    • Kích thước: 14.5 x 20.5cm

    Bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh là một kiệt tác của Phật giáo Ấn Độ . Không những trên phương diện tư tưởng , tu chứng mà còn cả trên phương diện văn học . Nó đã đem lại niềm vui cho biết bao nhiêu thế hệ .

    Tương truyền ở Ấn Độ đã có hơn một trăm bộ chú thích cho bộ luận này và ở Tây Tạng nó đã trở thànhmột trong sáu bộ luận “ gối đầu ” cho những kẻ học Phật . Bộ luận này được truyền đến Trung Hoa vào đời Triệu Tống .

    Lúc ấy Phật giáo vừa trải qua cơn pháp nạn khốc liệt thời Đường Vũ Tông . Kế tiếp lại bị nhiều nạn đao binh phá hoại trong thời Ngũ đại . Cho nên sinh khí của Phật giáo lúc bấy giờ gần như bị kiệt quệ , ngoài Thiền TôngTịnh Độ Tông , các tông phái khác gần như tuyệt tích .

    Hơn nữa , vào thời đó . Các vị tăng sĩ ít “ hứng thú ” trong việc khảo cứu các tác phẩm mới được phiên dịch từ Ấn Độ . Vì lý do này , hầu hết các dịch phẩm mới dưới thời Triệu Tống ít được các nhà học Phật để ý đến và “ Nạn nhân chính ” trong đó là bộ Nhập Bồ Tát Hạnh .

    Điều tệ hại nữa là bản dịch của ngài Thiên Tức Tai , một cao tăng Ấn Độ . Không những thiếu sót nhiều chỗ , văn chương lại tối tăm khó hiểu . Thành thử số phận nó lại càng hẩm hiu . Kết quả là bộ luận này đã bị bỏ quên trong bộ Đại Tạng Kinh của Trung Hoa hơn một ngàn năm mà không ai biết đến .

    Trái lại , ở Tây Tạng lưu truyền rất thịnh hànhgần đây Âu Tây phong trào nghiên cứu bộ luận này càng lúc càng trở nên rầm rộ . Theo như sự hiểu biết của tôi , đã có hơn mười bộ : phiên dịch , chú giải , luận án nghiên cứu bằng tiếng Anh đã được xuất bản . Chưa kể đến các ngôn ngữ khác như Nhật, Đức , Pháp , Ý . . .

    Điều này chứng tỏ nó phải có một giá trị nào đó mới có thể thu hút được sự chú ý của nhiều người như thế . Sự đặc sắc của bộ luận này có thể được nhìn từ hai phương diện :

    1- Phương diện tư tưởng :

    Ngài Tịch Thiên trên phương diện trước tác để lại vỏn vẹn hai ( có chỗ nói ba ) . Tác phẩm chính tức bộ luận này cùng bộ Học Xứ Tập Yếu . Tuy số lượng ít oi như thế . Nhưng chỉ cần nhìn vào , chúng ta có thể quả quyết rằng không những ngài là một học giả uyên bác mà còn là một nhà tư tưởng cao siêu .

    Trong chiếc áo nhà tu , Tịch Thiên biểu hiện cho chúng ta biết ; ngài không những là bậc trí tuệ siêu phàm mà còn là một kẻ rạt rào tình cảm . Lý trí và tình cảm không bắt buộc phải bị tách đôi như các nhà triết học Tây phương quan niệm mà lý có thể hợp nhất với tình .

    lý do này , Phật giáo Đại thừa chú trọng nhiều đến phương diện tình cảm , Vì nếu tình cảm được đặt đúng vị trí , sẽ trở thành một động lực căn nguyên của tâm Đại Từ Bi . Muốn thành Phật , tất nhiên phải có đủ cả hai đức tính từ bitrí tuệ . Thiếu một không thể được ! .

    Phát Bồ Đề Tâm ! . Tu Bồ Tát Hạnh ! . Nghe qua có vẻ đơn giản . Nhưng chắc chắn không phải là công việc của một kẻ tầm thường . Đây là khung trời của những kẻ mà ý chí cao vượt đến những dãy ngân hà xa tít .

    Phương tiện của những kẻ mà tâm nguyện kiên cường vững chãi hơn trăm ngàn thành lũy . Của những kẻ mà trăm ngàn lưỡi đao bén nhọn không làm nao núng và trăm ngàn sự vui cõi trời không làm họ xao động ! .

    Ai là kẻ có thể nắm giữ được gia nghiệp của Đức Như Lai ? . Ai là kẻ có thể làm xán lạn cho gia tộcPhật ? . Những kẻ chí nguyện vững chắc hơn trăm ngàn kim cương . Chỉ có thể là những kẻ vì chúng sinh chảy dòng lệ nhạt nhòa như người mẹ hiền nức nỡ trước nỗi khổ của đứa con mình . Từ những dòng tư tưởng trong bộ luận này chúng ta có thể thấy một cách mông lung tầm kích vĩ đại của ngài Tịch Thiên ! .

    2- Phương diện thực tiễn tu hành :

    Điều trọng đại nhất cho hành giả bắt đầu dấn bước trên con đường Bồ Tátphát tâm Bồ Đề . Phát tâmBồ Đề là sự chuyển mình của hành giả từ thân phận tầm thường của một phàm phu vào đến tầm kích của vũ trụ .

    Đây là sự biểu hiện của một nhân cách vĩ đại không có một hệ thống triết học hay tôn giáo nào có thể tự hào . Khi hành giả lột bỏ được bộ quần áo tâm linh cũ nát để thay vào đó bằng bộ quần áo lộng lẫy – Bồ Đề Tâm . Trên phương diện người ” , hành giả trở nên cao quí hơn tất cả muôn loài trong thế giới :

    Kẻ tù ngục sinh tử ,
    Nếu phát Bồ Đề tâm .
    Tức khắc tên Phật tử ,
    Trời người nên cung kính ! .

    Trong kinh Hoa Nghiêm , Bồ tát Di Lặc đã mô tả cho Thiện Tài một cách tỉ mỉ về hành trạng của tâm Bồ Đề như sau :

    Bồ đề tâm như hạt giống ,
    Vì từ đó sinh ra tất cả Phật pháp .
    Bồ đề tâm như ruộng tốt ,
    Vì nơi đây sản xuất ;
    Các thứ thuần tịnh cho thế gian .

    Bồ đề tâm như cõi đất ,
    gìn giữ tất cả thế gian .
    Bồ đề tâm như dòng nước ,
    Vì rửa sạch tất cả cáu bẩn của tham dục .

    Bồ đề tâm như ngọn gió ,
    Vì thổi khắp thế gian ;
    Không gì làm ngăn ngại .
    Bồ đề tâm như ngọn lửa ,
    Vì đốt cháy tất cả củi hý luận . . .

    Bồ đề tâm như cha lành ,
    bảo hộ hết thảy các Bồ tát .
    Bồ đề tâm như mẹ hiền ,
    dưỡng dục hết thảy Bồ tát .

    Bồ đề tâm như nhũ mẫu ,
    Vì chăm sóc hết thảy Bồ tát . . .
    Bồ đề tâm như người tỉnh thức ,
    đẩy lui tất cả các xấu xa .

    Bồ đề tâm như lưới trời Đế thích ,
    Vì khuất phục những quỷ phiền não A tu la .
    Bồ đề tâm như lửa trời Đế thích ,
    Vì đốt cháy tất cả tập quán ;
    Tham dụcphiền não bất tịnh .
    Bồ đề tâm như tháp thờ xá lợi ,
    Vì hết thảy thế gian ;
    Loài ngườiA tu la đồng kính ngưỡng .

    Rồi Bồ tát Di Lặc kết luận :

    “ Này thiện nam tử , Bồ đề tâm thành tựu vô lượng công đức tuyệt diệu như vậy . Tóm lại Bồ đề tâmcũng đồng như Phật pháp và các công đức của quả Phật . Tại sao thế ? . Bởi vì , chính từ Bồ đề tâmmà hạnh Bồ tát bắt đầu khởi hành và cũng chính từ đó hết thảy Như Lai trong quá khứ , hiện tạivị laixuất hiệnthế gian .

    Vì vậy , này thiện nam tử . Một khi ước vọng giác ngộ tối thượng được phát khởi , vô số công đức cũng được phát sinh và cả đến ý thức ẩn áo nhất của Nhất thiết trí cũng phát sinh từ đó ” .

    ( Trích từ Thiền Luận của Suzuki , bản dịch Tuệ Sỹ ) .

    Thế nhưng , trong quá trình trui luyện chí nguyện Bồ tát , các công hạnh tuy đa dạng và nhiều đến vô lượng . Song mục đích không ngoài cốt yếu là buông bỏ tự ngã ” . Suzuki trong quyển “ Khai Ngộ Đệ Nhất ” có nói : “ Lúc buông bỏ tự ngã cũng chính là lúc tha lực hiển hiện ” .

    Khi hành giả tìm đến bờ vực của tâm linh trong sự thành khẩn tha thiết đến cực độ , ngay phút giây bàng hoàng đó , hành giả có thể tạm thời quên mất tự ngã . Và chính trong giây phút huyền diệu này . Lạ lùng thay , tha lực hiển hiện như một luồng ánh sáng chan hòa ! .

    Trong giây phút tuyệt vời này không còn sự phân biệt tự và tha . Mình và đối tượng đã trở thành một ! . Và ngay chính trong sự tha thiết cùng độ đó ; lại chính là giây phút hành giả thể nghiệm được chân lý , và đây chính là thể ngộ về Tính Không ! .

    Dịch bản tiếng Việt bộ Nhập Bồ Tát Hạnh là một công trình kiệt xuất của Ni sư Trí Hải . Ni sư không những dịch thành văn xuôi mà lại còn dịch thành văn vần . Cả hai đều có thể gọi là những dịch phẩm quan yếu cho Phật giáo Việt Nam . Đây là một sự đóng góp lớn lao , không những cho nền văn hóaPhật giáo Việt Nam nói riêng mà còn cho cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung .

    Tôi may mắn được nghiên cứu qua tác phẩm vĩ đại của ngài Tịch Thiên và đã phiên dịch bộ luận này theo thể tài kệ tụng bốn câu năm chữ . Đồng thời cũng viết xong một quyển chú giải . Song nhận thấychúng chỉ là những viên sỏi vụn không có chút giá trị nào . Nay có nhân duyên gặp được “ trân châu bảo ngọc ” nên không ngần ngại , vội vàng vứt đi những viên sỏi vụn “ sần sùi ” .

    Chắp tay kính cẩn dâng hai dịch phẩm quý giá đến quý vị độc giả . Đồng thời phát tâm “ hợp đính ” để tiện cho người đọc . Nếu không thể lãnh hội phần văn vần , có thể tham khảo thêm phần văn xuôi để lãnh hội thêm ý chỉ uyên thâm của bộ luận .

    Hai phần văn xuôivăn vần có được là nhờ sư huynh tôi , thầy Thích Pháp Quang trụ trì chùa Tịnh Luật ở Texas , liên lạc với Ni sư Trí HảiViệt Nam gửi qua cho thầy bằng “ email ” .

    Khi nhận được hai phần từ thầy Pháp Quang , tôi cảm thấy vui mừng như “ kẻ khát được cam lộ , kẻ nghèo gặp ngọc quý ” . Bèn không quản tài học thô thiển viết lên vài hàng giới thiệu hầu kết duyên với tất cả những hành giả “ Đã , đang , hoặc sẽ phát tâm học tập Bồ tát hạnh ” .

    Cũng nhân đây “ phát lộ ” với tất cả đại chúng rằng mình được “ diễm phúc ” tắm gội trong hào quangcủa Tam Bảo cùng ánh sáng chói ngời của con người vĩ đại Tịch Thiên ! .

    Nguyện đem công đức truyền bá “ áo nghĩa ” Đại thừa hồi hướng đến thân mẫu , Sư cô Thích Nữ Chúc Phước , đàn na tín chủ . Cùng tất cả chúng sinh .

    Nguyện tất cả những ai thấy nghe tin hoặc không tin , hiểu hay không hiểu , khen , chê , kính hoặc hủy . Đời đời đều trở thành Pháp quyến của nhau , dìu dắt nâng đở cho đến ngày tất cả đều thành Chánh Giác .

    Xin tất cả hãy cùng nhau phát lên lời thệ nguyện vĩ đại của Tịch Thiên :

    Cho đến tận hư không ,
    Nơi nào có chúng sinh .
    Nguyện sẽ đến nơi đó ,
    Diệt khổ đau cho họ ! .

    25.000
    Thêm vào giỏ hàng