• Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng (Khổ Mini)

    0

    Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng Khổ Mini chỉ nhỏ bằng bàn tay rất thuận tiện để quý liên hữu đem theo bên mình để trì tụng hằng ngày, có đầy đủ Chú Đại Bi tiếng Phạn và Chú Đại Bi phiên âm Hán Việt.

    Trong Kinh có đủ 84 hình ứng thân của Chú Đại Bi, in hình màu.

    10.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng (Khổ Trung)

    0

    Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng có đầy đủ Chú Đại Bi tiếng Phạn và Chú Đại Bi phiên âm Hán Việt.

    Trong Kinh có đủ 84 hình ứng thân của Chú Đại Bi, in hình màu.

    Số trang: 128

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật (HT. Thích Thiền Tâm)

    0
    • Kích thước: 16 x 24cm
    • Bìa da, có bao plastic bảo vệ bìa
    • Ruột giấy vàng cao cấp, đọc tụng không bị mỏi mắt.
    • Kích thước chữ lớn.

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển

    Quyển Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật này là một bộ kinh rất có ý nghĩa và lợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm, khiến cho họ có được công năng chuyển hóa nghiệp chướng sâu dầy, trở nên nhẹ nhàng thanh thản, và phát tâm tinh tấn tu hành giải thoát.

    Xin trân trọng giới thiệu quyển kinh này đến với thiện hữu tri thức, Tăng Ni Phật tử, để cùng nhau đồng xướng tụng kinh văn, cầu sám hối diệt trừ tội chướng từ vô thỉ kiếp mà phát lòng cầu chứng vô thượng bồ đề.

    45.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Nhân Quả Ba Đời (HT. Thích Thiền Tâm)

    0

    Kinh Nhân Quả Ba Đời do Hoà Thượng Thích Thiền Tâm dịch.

    • Kích thước: 14.5 x 20.5cm

    Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư: “Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Qủa đặng?”. Thiền sư đáp: “Bậc đại tu hành chẳng lạc vào vòng nhân qủa”.

    Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng mới được giải thoát.

    Cũng do câu chuyện trên đây, nên các vị cổ đức khuyên người học Phật, trước tiên phải duyệt các kinh nói về nhân qủa tội phước, chú trọng phần giới hạnh, cùng hiểu biết sự luân hồi trong ba cõi sáu đường, sau mới nghiên cứu qua kinh cao. Nếu trái thứ tự, bước đầu tiên đọc những kinh như: Kim Cang, Pháp Bảo Đàn…nếu không phải là người có nhiều căn lành, tất dễ sinh lòng khinh mạn và lạc vào lối chấp không?. Thật ra, nhân qủa không phải là chuyện thấp nhỏ, vì từ chúng sinh đọa tam đồ cho đến chư Phật thành Chính Giác đều không ngoài nhân qủa. Do sự kiện trên bút giả mới phiên dịch quyển kinh nầỵ

    Vì kinh Nhân Qủa nói tóm tắt không mấy trang nên bút giả lại phụ thêm một ít câu chuyện tạm gọi là “Nhân Qủa Luân Hồi Tạp Lục”.

    Về việc luân hồi nhân qủa ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa sư cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý “vô thỉ vô chung”. Sư Cụ mỉm cườiđáp: “Hỏi chi xa vời vậy? Gắng ăn chayniệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!”, Đại để, người đã lăn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế.

    Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là bước đầu của đạo, và mẹ của tất cả công đức”. Mong những vị hữuduyên, khi xem đến quyển sách này, bắt đầu tu niệm tin có linh hồn ma qủy, đến tin có tội phước báoứng, việc chuyển kiếp luân hồi, cũng sự linh hiển của Phật Pháp. Do đó, lần lượt tiếp tục xem những kinh cao hơn. Chừng ấy, lẽ không không sắc sắc, đường thị thị phi phi, sẽ hỏi Phật đàtỉnh ngộ.

    Thích Thiền Tâm

    10.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Niệm Phật Ba La Mật (HT. Thích Thiền Tâm)

    0

    Kinh Niệm Phật Ba La Mật

    • Kích thước: 14.5 x 20.5cm (Khổ A5)

    Ðời Diêu Tần, pháp sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn ra Hán.

    Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch từ Hán văn ra Việt văn

    Phẩm thứ nhất – Duyên Khởi

    Phẩm thứ hai – Mười Tâm Thù Thắng

    Phẩm thứ ba – Niệm Phật Công Ðức

    Phẩm thứ tư – Xưng Tán Danh Hiệu

    Phẩm thứ năm – Quán Thế Âm Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông

    Phẩm thứ sáu – Năng Lực Bất Tư Nghì Của Danh Hiệu Phật

    Phẩm thứ bảy – Khuyến Phát Niệm Phật Và Ðọc Tụng Chân Ngôn

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Vạn Phật, Khổ A4 (HT. Thích Thiền Tâm)

    0
    LỢI ÍCH của PHÁP TU LẠY PHẬT
    Thích Viên Thành
    .
    Lạy Phật lợi ích vô cùng
    Lưu thông máu huyết khiêm cung tánh tình
    Vừa có phước vừa dưỡng sinh
    Hàng ngày thường lạy an khinh cõi lòng…
    Trong thời buổi hiện đại, với sự tiến bộ của khoa học, trong nhịp sống công nghiệp, máy móc và các tiện nghi vật chất đã thay thế sức người, con người ít vận động, nhưng phải chạy theo nhiều nhu cầu vật chất, nên quay cuồng với bao áp lực, nhất là những vị làm văn phòng và các nghề nghiệp ngồi một chỗ, không có nhiều thời gian để sống thỏa mái với thiên nhiên, khiến tinh thần dễ bị căng thẳng, cơ bắp toàn thân cũng tự nhiên căng cứng theo. Lại thêm vì thiếu vận động, cột xương sống trở nên cứng nhắc, rất khó uốn cong, từ đó các khoản cách giữa các cột xương sống bị chai lì và hẹp lại, đè lên chèn ép các dây thần kinh và mạch máu, khiến cho các chất dinh dưỡng và dưỡng khí không thể đến cung cấp các tế bào trong các cơ quan nội tạng, từ đó bệnh tật dễ phát khởi, tế bào ung thư có nhiều cơ hội phát triển.
    .
    Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được, vừa thanh tịnh được tâm, vừa thể dục dưỡng sinh, giúp cho thân vận động toàn diện, từ đầu, cổ cho đến từng lóng tay, lóng chân, mà đặc biệt nhất là giúp điều chỉnh xương sống, cường hóa nội tạng, tăng thêm tế bào tốt và mang dưỡng khí đến khắp châu thân, giúp cuộc sống có được khoan khoái, an lành hơn.
    .
    Cổ Đức có dạy: “Niệm Phật môt câu, phước sanh vô lượng, lạy Phật một lạy tội diệt hà sa”. Làm được thân người là phước báu rất lớn, nhưng nghiệp chướng cũng không ít, vì “nhân vô thập toàn”, khi chưa chứng Thánh, thì ‘nhất cử nhất động’ ai ai cũng còn tạo nhiều tội lỗi, vậy cần phải quán chiếu để thấy được lỗi lầm mà thành tâm sám hối, thì mới mong tiêu trừ được tội. Do vậy pháp tu lạy Phật là pháp tu phù hợp, nhiều lợi ích nhất.
    .
    Khi lễ lạy chúng ta thực hiện “hồi quang phản chiếu” quay về với “tánh giác” thể hiện được lòng tôn kính và tâm ngưỡng mộ của mình đối với đấng Giác ngộ, hay những bậc Thánh, Thần, Đại ân nhân, thể hiện được lòng biết ơn, đền ơn. Khi lễ lạy, tiêu trừ được lòng tự cao ngã mạn của mình, tức là từng bước “quán chiếu thấy năm uẩn đều không, sẽ qua hết tất cả khổ đau ách nạn”. Khi lạy Phật cúi mình rạp xuống, thể hiện “bội trần hợp giác” hai tay xòe ra đón Phật, lúc đó Phật tánh trong ta hiển lộ, Đức Phật với lòng từ bi vô lượng sẽ thương cảm đến và gia hộ cho ta được kiết tường như ý và phước đức cũng từ đây sinh khởi.
    .
    Trong kinh Nghiệp Báo Sai Biệt có dạy 10 Công đức của Lễ Phật:
    01- Tự mình có được sắc thân tươi đẹp nhiệm mầu
    02- Lời mình nói ra ai nấy đều tin.
    03- Đối với mọi người dù ác độc, mình không sợ hãi.
    04- Chư Phật thường gia hộ phò trì.
    05- Tự mình có đầy đủ oai nghi, được mọi người kính mến.
    06- Mọi người thảy đều muốn làm quen giúp đở.
    07- Chư Thiên đều yêu kính.
    08- Đầy đủ các điều phúc đức, hưởng mọi thanh nhàn.
    09- Khi chết nhận định được vãng sanh.
    10- Tự mình chứng quả vắng lặng Niết Bàn.
    .
    Đấy là những công đức và lợi ích của việc lễ Phật theo kinh dạy, còn trong thực tế, khi thực hiện thường xuyên, đúng cách, pháp tu lạy Phật, bản thân của người viết bài nầy đã trải nghiệm, gặt hái được những điều lợi ích thiết thực như sau:
    .
    * Giúp Thân – Khẩu – Ý được thanh tịnh
    * Giúp cho tinh thần sảng khoái, máu huyết lưu thông, thân thể mạnh khỏe
    .
    * Tật bệnh tiêu trừ, nhất là bệnh “thoái hóa cột sống cổ, lưng và thoát vị đĩa đệm”, hết “đau thắt lưng” hóa giải được “thấp khớp”, làm tốt lại “hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết”, “điều hòa huyết áp”… thế là nghiệp chướng cũng lần hồi được chuyển hóa.
    .
    * Giúp nhiếp được tâm, khi phải dùng sức chú ý theo dõi từng chữ, từng câu, không cho lộn hàng, lộn chữ, trong khi lạy, như trong kinh Di giáo Phật đã dạy: “chế tâm nhứt xứ vô sự bất biện” nên sẽ được hanh thông trong mọi việc.
    .
    * Gặp được nhiều may mắn, được nhiều quý nhơn giúp đỡ, nên mọi ước nguyện cao đẹp sẽ được thành tựu. Bản thân người viết rất nghèo khó, nhưng khi tiến hành lễ lạy theo các Bộ Sám, Tam Thiên Phật, Kinh Vạn Phật…, đã được quý nhơn tài trợ cho đi hành hương xứ Phật Ấn Độ, tiếp tục phát nguyện lạy bộ kinh Pháp Hoa mỗi chữ mỗi lạy, với hơn 60 ngàn chữ, nơi Phật Thành Đạo, chốn linh thiêng Bồ Đề Đạo Tràng, với “từ trường” gấp 7 lần hơn các nơi khác, cộng thêm sự phấn chấn và quyết tâm của người viết, mỗi ngày lạy hơn 2 ngàn lạy, nên chỉ trong vòng 35 ngày đã lạy hoàn mãn bộ kinh Pháp Hoa với hơn 60 ngàn lạy, giúp ‘tội diệt phước sanh’ do đó khi về đến Việt Nam liền được bảo lãnh đi định cư ở Úc.
    .
    Với sự mầu nhiệm nhiều ích lợi ấy, trong thời gian ở Úc người viết đã tiếp tục phát nguyện lạy các bộ sám, Ngũ Bách danh và Vạn Phật, trì lạy Đại Bi Sám Pháp, nên đã vượt qua được nhiều chướng ngại, nhất là đã chận đứng được bệnh “bowel cancer” ung thư đường ruột và ‘chuyển họa thành phước’, được chính phủ Úc nhiều nhân đạo, chữa trị bệnh, cấp nhà để có được nơi yên tịnh với đầy đủ tiện nghi, hầu tịnh dưỡng, sống tự tại, an lạc, bảo lãnh được người thân chăm sóc và cùng nhau tu tập hướng đến con đường giải thoát, giác ngộ.
    180.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Lá Thơ Tịnh Độ

    0

    Trong các hành môn của đức Phật đã chỉ dạy, môn nào cũng có pháp nghi riêng biệt, từ cách thờ cúng, lễ bái, trì tụng, sám hối, phát nguyện v.v… Như Mật Tông lại còn sự lập đàn, kiết ấn nữa.

    Riêng về tông Tịnh Độ, tôi thấy có nhiều người không biết nghi thức hành trì cho đúng pháp. Lại có những vị không hiểu nghĩa chữ Hán, thành ra khi trì tụng chỉ đọc suông theo thông lệ, khó phát lòng thành khẩn, không thể chuyển hướngtâm niệm của mình y như lời văn. Nghĩ vì dòng đời cứ mãi trôi qua, người sau càng ngày lại càng ít am hiểu văn từ Hán Việt, nên theo lời yêu cầu của một số đông, tôi soạn dịch nghi thức tu Tịnh Độ ra Việt văn để giúp bạn đồng tu.

    Về pháp nghi Tịnh Độ, có ba bậc: thượng, trung, hạ. Để không quá đơn giản và khỏi phiền toái, tôi căn cứ theo pháp nghi của ngài Từ Vân trong Tịnh Độ Thập Yếu, soạn dịch nghi thức theo bậc trung. Về cách trì danh, vẫn có nhiều đường lối, theo chỗ kinh nghiệm và so với thời cơ, tôi chọn pháp Thập Niệm Ký Số.

    Về pháp nghi Tịnh Độ, thuở xưa chia làm năm môn, tôi ước kết lại thành ba môn: lễ bái, trì tụng và phát nguyện hồi hướng. Vả lại, pháp môn Tịnh Độchuyên tu và kiêm tu; có vị chuyên niệm Phật, có vị lại kiêm tụng kinh, trì chú, sám hối hoặc tham thiền. Theo Ấn Quang Pháp Sư, thì người tu tịnh nghiệp phải lấy sự niệm Phật làm phần chính, mấy món kia làm phần phụ, phần chính cố nhiên phải giữ cho nhiều hơn. Riêng về tụng kinh, trì chú, nếu dùng để giúp cho phần niệm Phậtchí tâm hồi hướng, cầu vãng sanh, cũng có thể gọi là chuyên tu.

    Trên pháp môn trì danh, sự hơn kém thật ra không phải ở nơi nghi thức, mà ở chỗ: âm thanh rành rõ hay lờ mờ, tâm niệm thành khẩn hay thờ ơ tán loạn, công trì tụng sâu nhiều hay cạn ít. Nếu người biết tu thì một lượt chiêm lễ, một câuxưng danh, công đức cũng hơn kẻ không biết tu rất nhiều. Tuy nhiên, nếu khôngpháp nghi cho đúng, thì công đức hành trì thì cũng khó phát huy đến chỗ viên mãn. Và vì thế tôi mới soạn ra nghi thức nầy.

    Xưa và nay cách nhau, chúng sanh cănsở thích đều sai khác, tôi không dám gọi việc làm nầy là hợp với mọi người, cũng không dám cho nghi thức đây là hơn những pháp nghi đã có, chỉ tùy chỗ mong cầu mà lạo thảo viết ra vậy thôi.

    Liên Du Thích Thiền Tâm

    28.000
    Đọc tiếp
  • Mấy Điệu Sen Thanh (Trọn Bộ 3 Quyển)

    0

    Sách Mấy Điệu Sen Thanh do Cố Hoà Thượng Thích Thiền Tâm dịch nghĩa.

    Trọn bộ gồm 3 quyển.

    • Kích thước: 14.5 x 20.5cm

    Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.

    Thật ra, người tu Tịnh độ vãng sanh rất nhiều, không phải chỉ có ngần ấy mà thôi. Nguyên do bởi những cổ thư về Tịnh độ thất lạc, phần ký lục kém thiếu, ngày xưa sự lưu thông chưa thuận tiện, nên các chuyện niệm Phật vãng sanh không được truyền rộng và ghi chép đầy đủ. Thử nghĩ quang cảnh lúc ngài Thiện Đạo ở Trường An, ngài Thiếu Khang ở Tân Định, tiếng niệm Phật vang khắp các nẻo đường, tất biết người sanh về Tịnh độ số còn hơn muôn ức. Nhưng bao nhiêu truyện tích sưu tập trên, cũng tạm gọi là đủ để làm khuôn mẫu cho những người tu Tịnh độ đời sau.

    Trong thời gian trước, bút giả có ghi chép được hơn vài mươi chuyện niệm Phật vãng sanh ở Việt Nam, tiếc vì lúc chiến nạn bị thất lạc mất. Bởi thế, đành phải dem những chuyện vãng sanh ở Trung Hoa để làm gương khuyến tấn người tu Tịnh độ. Nơi quyển này, chỉ tuyển dịch ra những sự tích có phần đặc sắc trong nguyên bản, vì e nhiều quá sẽ gây sự nhàm chán cho độc giả. Trước kia, Thượng Tọa Vạn Đức (Thích Trí Tịnh) có dịch được một phần ba, lấy tên là Đường Về Cực Lạc, được nhiều người ưa thích. Một vài liên hữu yêu cầu tôi xin tiếp tục công việc ấy, và dịch những chuyện vãng sanh của hàng căn cơ thời gần đây, để người đời nay có thể theo dấu. Vì thế ở quyển này, bút giả lưu ý dịch các truyện vào thời Dân Quốc cận đại nhiều hơn.

    Những lời và hạnh của thánh hiền tu Tịnh độ khi xưa, là những điệu nhạc, những đài gương để khuyến khích, soi sáng cho các hàng liên hữu. Cổ nhơn đã có vị viết sách Tịnh độ, nhan đề là Liên Lậu Thanh âm. Liên Lậu là giờ khắc hoa sen, lấy sự tích đồng hồ sen nơi Bạch Liên Xã của ngài Huệ Viễn. Thanh Âm là những âm điệu thanh tao để khuyến hóa mọi người niệm Phật. Bút giả thể theo ý đó, đặt nhan đề quyển này là MẤY ĐIỆU SEN THANH.

    Mỗi tôn phái, ngoài lý thuyết còn có phần thật nghiệm hay thật hành. Thật hành vừa để chứng minh cho lý thuyết, vừa là tấm gương sáng nhắc nhở khuyến khích người tu. Quyển này là thiên sử liệu chứng minh cõi Cực lạc có thật, công đức niệm Phật có lợi ích ngay lúc hiện tại cho đến khi mạng chung. Cõi Cực lạc đã có thật, thì thiên cung, địa ngục, ba cõi sáu đường, việc tội phước nhân quả, thánh thần quỉ ma, suy ra cũng đều có thật không phải hư huyễn. Từ điểm này xét kỹ sâu rộng thêm, tất có thể dứt trừ những điều xấu ác, xu hướng về nẻo thiện lương vậy.

    100.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Niệm Phật Sám Pháp

    0
    Mục lục
    • Đảnh lễ
    • Phẩm thứ nhất: Niệm Phật để thoát sinh tử luân hồi
    • Phẩm thứ hai:Niệm Phật vì phát vô thượng Bồ-đề tâm
    • Phẩm thứ ba: Niệm Phật phải đặt trọn lòng tin vào lời Phật dạy
    • Phẩm thứ tư: Niệm Phật phải phát nguyện vãng sinh cực lạc
    • Phẩm thứ năm: Niệm Phật phải hành trì cho thiết thực
    • Phẩm thứ sáu: Niệm Phật phải dứt trừ phiền não
    • Phẩm thứ bảy: Niệm Phật phải thực chứng bằng kinh nghiệm bản thân
    • Phẩm thư tám: niệm phẩt phải bền lâu phông gián đoạn
    • Phẩm thứ chín : niệm phật phải an nhẫn các chướng duyên
    • Phẩm thứ mười :niệm phật phải dị bị lúc lâm chung
    • Khai thị luc lâm chung
    • Cách thức trợ niêm
    • Cách thức truy tiến
    • Mấy lời tâm huyết
    30.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Niệm Phật Thập Yếu

    0

    Thứ đệ trong quyển này, chia thành Chương, Mục, Tiết, Đoạn khác nhau, mỗi Chương có nhiều Mục, mỗi Mục có nhiều Tiết, và mỗi Tiết có nhiều Đoạn.

    Về Chương chỉ có mười, ghi số thứ tự La Mã (I-II-III) từ Đệ Nhất Yếu đến Đệ Thập Yếu.

    Về Mục, ghi số thứ tự theo A-B-C.

    Về Tiết, ghi số thứ tự 1-2-3, nhưng lại tiếp tục quán thông từ đầu đến cuối quyển, diễn thành từ số 1 cho đến số 72. Tuy sắp thành Chương, Mục, Tiết, Đoạn, nhưng Tiết mới chính là đơn vị, và thành phần cốt cán của toàn quyển. Và quyển này là sự kết hợp hay thành phần của 72 Tiết chung góp lại.

    Về Đoạn, không nêu chữ Đoạn, bởi nó chỉ có tánh cách gây niệm chú ý hoặc sự phân biệt trong mỗi Tiết, nên bút giả đánh dấu bằng ngôi sao (*), đôi khi cũng ghi theo số thứ tự 1-2-3. Nhưng đây chỉ là số ít, không có tánh cách quán xuyến thành số nhiều như thứ tự của Tiết. Và đó là điểm khác biệt.

    Niệm Phật Thập Yếu, theo nhan đề là mười điều thiết yếu của môn Niệm Phật hay của người tu pháp Niệm Phật. Mười điều này sẽ diễn thành mười chương theo như trên đã nói.

    Mười chương ấy như sau:
    1. Niệm Phật phải vì thoát sanh tử.
    2. Niệm Phật phải phát lòng Bồ Đề.
    3. Niệm Phật phải dứt trừ lòng nghi.
    4. Niệm Phật phải quyết định nguyện vãng sanh. 5. Niệm Phật phải hành trì cho thiết thật.
    6. Niệm Phật phải đoạn tuyệt phiền não.
    7. Niệm Phật phải khắc kỳ cầu chứng nghiệm. 8. Niệm Phật phải bền lâu không gián đoạn.
    9. Niệm Phật phải an nhẫn các chướng duyên. 10. Niệm Phật phải dự bị lúc lâm chung.

    32.000
    Thêm vào giỏ hàng