• Ấn Quang Đại Sư Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ

    0

    “Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ” là quyển sách tổng hợp những lời pháp ngữ của Đại sư Ấn Quang về vấn đề “tiết chế sắc dục, bảo tồn sanh mạng, giữ tinh hộ thân” trong các bộ Văn Sao (Chánh Biên, Tục Biên, Tam Biên – Như Hòa Chuyển Ngữ)

    25.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Ấn Quang Đại Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ

    0

    “Ấn Quang Đại Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ” là quyển sách tổng hợp những lời pháp ngữ của Ấn Quang Đại Sư về sự giáo dục trong gia đình.

    50.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

    0
    Mục lục
    • ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC – Phần Tựa
    • Duyên khởi tái bản Ấn Quang đại sư gia ngôn lục
    • I – Tịnh độ thù thắng
    • II.a – Giảng về lòng tin chân thành, tâm nguyện tha thiết
    • II.b – Khuyên trừ nghi sinh tín
    • II.c – Khuyên đầy đủ tín nguyện
    • III.a – Giảng về phương pháp niệm Phật
    • III.b – Đối trị tập khí
    • III.c – Luận về việc gìn lòng lập phẩm
    • III.d – Luận định các pháp tu trì
    • III.e – Khuyên hành nhân nỗ lực
    • IV.a – Cảnh tỉnh mạng người vô thường
    • IV.b – Khuyên chuyên cậy vào Phật lực
    • IV.c – Dạy những điều thiết yếu về lâm chung
    • IV.d – Khuyên nên giữ lòng thành kính
    • V.a – Luận về lý nhân quả
    • V.b – Giảng nhân quả về mặt sự
    • V.c – Giải thích về nguyên do của kiếp vận
    • V.d – Giảng những điểm trọng yếu về việc giới sát
    • VI – Phân định giới hạn giữa Thiền và Tịnh
    • VII.a – Luận về sự & lý
    • VII.b – Luận về tâm tánh
    • VII.c – Luận về ngộ chứng
    • VII.d – Luận về Tông, Giáo
    45.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Lá Thơ Tịnh Độ

    0

    Trong các hành môn của đức Phật đã chỉ dạy, môn nào cũng có pháp nghi riêng biệt, từ cách thờ cúng, lễ bái, trì tụng, sám hối, phát nguyện v.v… Như Mật Tông lại còn sự lập đàn, kiết ấn nữa.

    Riêng về tông Tịnh Độ, tôi thấy có nhiều người không biết nghi thức hành trì cho đúng pháp. Lại có những vị không hiểu nghĩa chữ Hán, thành ra khi trì tụng chỉ đọc suông theo thông lệ, khó phát lòng thành khẩn, không thể chuyển hướngtâm niệm của mình y như lời văn. Nghĩ vì dòng đời cứ mãi trôi qua, người sau càng ngày lại càng ít am hiểu văn từ Hán Việt, nên theo lời yêu cầu của một số đông, tôi soạn dịch nghi thức tu Tịnh Độ ra Việt văn để giúp bạn đồng tu.

    Về pháp nghi Tịnh Độ, có ba bậc: thượng, trung, hạ. Để không quá đơn giản và khỏi phiền toái, tôi căn cứ theo pháp nghi của ngài Từ Vân trong Tịnh Độ Thập Yếu, soạn dịch nghi thức theo bậc trung. Về cách trì danh, vẫn có nhiều đường lối, theo chỗ kinh nghiệm và so với thời cơ, tôi chọn pháp Thập Niệm Ký Số.

    Về pháp nghi Tịnh Độ, thuở xưa chia làm năm môn, tôi ước kết lại thành ba môn: lễ bái, trì tụng và phát nguyện hồi hướng. Vả lại, pháp môn Tịnh Độchuyên tu và kiêm tu; có vị chuyên niệm Phật, có vị lại kiêm tụng kinh, trì chú, sám hối hoặc tham thiền. Theo Ấn Quang Pháp Sư, thì người tu tịnh nghiệp phải lấy sự niệm Phật làm phần chính, mấy món kia làm phần phụ, phần chính cố nhiên phải giữ cho nhiều hơn. Riêng về tụng kinh, trì chú, nếu dùng để giúp cho phần niệm Phậtchí tâm hồi hướng, cầu vãng sanh, cũng có thể gọi là chuyên tu.

    Trên pháp môn trì danh, sự hơn kém thật ra không phải ở nơi nghi thức, mà ở chỗ: âm thanh rành rõ hay lờ mờ, tâm niệm thành khẩn hay thờ ơ tán loạn, công trì tụng sâu nhiều hay cạn ít. Nếu người biết tu thì một lượt chiêm lễ, một câuxưng danh, công đức cũng hơn kẻ không biết tu rất nhiều. Tuy nhiên, nếu khôngpháp nghi cho đúng, thì công đức hành trì thì cũng khó phát huy đến chỗ viên mãn. Và vì thế tôi mới soạn ra nghi thức nầy.

    Xưa và nay cách nhau, chúng sanh cănsở thích đều sai khác, tôi không dám gọi việc làm nầy là hợp với mọi người, cũng không dám cho nghi thức đây là hơn những pháp nghi đã có, chỉ tùy chỗ mong cầu mà lạo thảo viết ra vậy thôi.

    Liên Du Thích Thiền Tâm

    28.000
    Đọc tiếp
  • Thập Niệm Pháp (Ấn Quang Đại Sư)

    0

    Về Phương pháp niệm Phật của Ấn Quang Đại sư thì: Suốt một đời hoằng dương pháp môn niệm Phật, Tổ chỉ tập trung dạy người chuyên một pháp Trì Danh. Do là trong bốn cách niệm Phật: Quán Tượng, Quán Tưởng, Thật Tướng và Trì Danh thì chỉ có Trì Danh là khế cơ nhất, phù hợp với tất cả mọi chúng sanh trên thế gian này. Một pháp Trì Danh chính là huyền môn để nhập đạo, là đường tắt để thành Phật

     

    Niệm Phật Thập niệm ký số

    Nếu vọng niệm vẫn còn nổi sóng, thì dùng pháp Thập Niệm Ký Số. Nghĩa là đem sức lực toàn tâm đặt nơi tiếng Phật hiệu, dẫu muốn khởi vọng cũng không có sức. Diệu pháp nhiếp tâm niệm Phật rốt ráo này xưa kia các vị hoằng truyền Tịnh Độ chưa đề cập đến là vì căn tánh con người [khi ấy] còn thông lợi, chẳng cần phải làm như thế mới có thể quy nhất được! Ấn Quang do tâm khó chế phục, mới biết cái hay của pháp này. Càng thử càng thấy hay, chẳng phải là nói mò đâu nhé. Nguyện khắp thiên hạ những kẻ độn căn đời sau đều cùng sử dụng khiến cho vạn người tu vạn người về.

    Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nói đó chính là trong lúc niệm Phật. Từ một câu đến mười câu phải niệm cho phân minh. Lại phải nhớ phân minh, đến mười câu là thôi. Lại phải niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi. Niệm đâu nhớ đấy, không được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu nhớ thẳng vào mười câu thấy khó thì chia thành hai hơi. Tức là từ câu thứ nhất đến câu thứ năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười.

    9.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Thọ Khang Bảo Giám (Bìa Cứng)

    0

    “Hãy nên lấy Thọ Khang Bảo Giám làm sách giữ gìn tánh mạng cho con em đã hiểu chuyện đời. Chẳng những thanh niên phải nên xem, ngay cả người già cũng nên đọc. Muốn con em được trường thọ phải hoàn toàn cậy vào người cao tuổi thường nói đến chuyện họa – phước.”

    Ấn Quang Ðại Sư (1862-1940)

    Bộ sách này rất cần thiết cho giới trẻ hiện thời. Bởi đời sau, chẳng những đạo luật của quốc gia không hề đề cập đến, ngay cả cha mẹ đối với con cái của mình cũng không giảng nói đạo lý giới-dâm bảo toàn sanh mạng, khiến cho rất nhiều thanh thiếu niên bởi vì vô tri tham dâm mà đoạn mất đi tánh mạng quý giá. Quả thực đáng buồn! Hy vọng khi mọi người gặp được quyển sách này, đọc tỉ mỉ cũng như triển khai lưu thông, thường xuyên cảnh tỉnh bản thân và khuyên bảo những người xung quanh mình. Nếu như không mang những đạo lý này nhắc nhở người đời, tức thời lỡ mất công từ bi cứu độ của Phật [như lai] vậy!

    45.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Thọ Khang Bảo Giám (Bìa Giấy)

    0

    “Hãy nên lấy Thọ Khang Bảo Giám làm sách giữ gìn tánh mạng cho con em đã hiểu chuyện đời. Chẳng những thanh niên phải nên xem, ngay cả người già cũng nên đọc. Muốn con em được trường thọ phải hoàn toàn cậy vào người cao tuổi thường nói đến chuyện họa – phước.”

    Ấn Quang Ðại Sư

    Bộ sách này rất cần thiết cho giới trẻ hiện thời. Bởi đời sau, chẳng những đạo luật của quốc gia không hề đề cập đến, ngay cả cha mẹ đối với con cái của mình cũng không giảng nói đạo lý giới-dâm bảo toàn sanh mạng, khiến cho rất nhiều thanh thiếu niên bởi vì vô tri tham dâm mà đoạn mất đi tánh mạng quý giá. Quả thực đáng buồn! Hy vọng khi mọi người gặp được quyển sách này, đọc tỉ mỉ cũng như triển khai lưu thông, thường xuyên cảnh tỉnh bản thân và khuyên bảo những người xung quanh mình. Nếu như không mang những đạo lý này nhắc nhở người đời, tức thời lỡ mất công từ bi cứu độ của Phật [như lai] vậy!

    35.000
    Thêm vào giỏ hàng