-
Bộ Phật Học Phổ Thông (Trọn bộ 3 quyển)
0Phật Học Phổ Thông
Phật học phổ thông là bộ sách giáo lý Phật học căn bản do Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa chủ trương biên soạn hoàn chỉnh, hệ thống hóa từ thấp đến cao… làm kim chỉ nam trên bước đường nghiên cứu, tu học cho những người con Phật xuất gia và tại gia. Bằng phương pháp khoa học, diễn đạt lời văn bình dị, dễ hiểu thể hiện tính thiệu dụng, kết hợp cơ lý nhà Phật. Bộ sách hàm chứa cả giáo lý ngũ thừa, nhằm mở rộng thiện duyên cho các tầng lớp nhân sinh hữu duyên dễ cảm nhận, lĩnh hội… từng bước tiến tu đạt kết quả an vui trong Chánh pháp.
-
Truyện Tranh Nhị Thập Tứ Hiếu (Những Tấm Gương Hiếu Thảo)
0Nhị Thập Tứ Hiếu gồm các câu chuyện về tấm gương hiếu thảo với cha mẹ.
- Kích thước: 16 x 24cm
- Truyện tranh in màu
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Truyện Tranh Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh
0Tất cả mọi loài, mọi vật trên quả địa cầu đều phải dựa vào nền tảng MẶT ĐẤT (đại địa) mới có thể tồn tại, sanh trưởng được.
Tất cả Phật Pháp đều phải dựa vào nền tảng THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO mới có thể đạt được thành tựu.
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy phu nhân Vi Đề Hy rằng: “Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu BA PHƯỚC: Một là hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ bậc Sư Trưởng, có tâm nhân từ chẳng giết hại và tu tập MƯỜI NGHIỆP LÀNH.
Nầy Vi Ðề Hi! Nay bà có biết chăng? Ba tịnh nghiệp ấy là chánh nhân tịnh nghiệp của ba đời chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai.”
Vì vậy mà bộ kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo này là khuôn vàng thước ngọc, là nền tảng tu hành quan trọng đối với hành giả tu pháp môn Tịnh Độ nói riêng và tín đồ Phật giáo nói chung.
Nhóm Tịnh Nghiệp chuyển ngữ dựa trên bản truyện tranh của họa sĩ Lâm Cự Tình với hình ảnh sinh động, lời văn đơn giản, dễ hiểu, hy vọng có thêm phương tiện tu học cho quý thiện hữu trên bước đường tìm về bến giác.
-
Niệm Phật Tông Yếu
0Trong thời đại hiện nay và nhất là đối với hàng cư sĩ tại gia, Niệm Phật có thể nói là con đường tất yếu để ra khỏi sinh-tử. Đây là Pháp Môn Tha Lực duy nhất trong Phật Pháp mà điểm then chốt là tin tưởng tuyệt đối vào Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà.
Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là dùng Danh Hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sanh. Không hiểu rõ lý nầy, người ta thường cho rằng Xưng-Danh là để cho hạng hạ căn không đủ căn cơ để tu những pháp môn như Quán Thật Tướng, Quán Tưởng, Quán Tượng, v.v… Và khi tu Niệm Phật thì phần nhiều đều mang tâm niệm tự lực, vẫn cứ trông cậy vào sức mình để được vãng sinh. Đó là Tự Lực Niệm Phật. Bởi thế, tu rất nhọc nhằn mà cũng không chắc là mình có được vãng sinh hay không. Những ngộ nhận nầy chính dịch giả cũng mắc phải. Hơn một năm trước đây, may mắn thay, gặp được tác phẩm Pháp Nhiên Ngữ Đăng Lục. Như kẻ mù được sáng, người sắp chết đuối gặp phao. Hốt nhiên tín tâm phát khởi, nhận ra lý Tha Lực Niệm Phật. Từ đây, Niệm Phật trở thành một niềm vui không thể nghĩ bàn, vãng sinh Cực Lạc là điều chắc chắn chứ không cần đến lúc lâm chung. Do đó, xin chọn những pháp ngữ tinh yếu của Ngài để dâng tặng người hữu duyên.
Xin nguyện rằng hễ ai đọc đến Niệm Phật Tông Yếu, đều phát khởi tín tâm, niệm Phật mà được vãng sinh Cực Lạc.
– Pháp Nhiên Thượng Nhân –
-
Hoà Thượng Hải Hiền
0Sách viết về cuộc đời của Hoà Thượng Hải Hiền
- Kích thuớc: 16 x 24cm
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Truyện tranh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
0Truyện tranh Tây Phương Cực Lạc được tổng hợp từ:
Lời: Trích từ Phật Thuyết A Di Đà Kinh & Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh
Tranh: Trích từ các phim hoạt hình Phật Thuyết A Di Đà Kinh, Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Kinh Di Lặc Thượng Sanh.
-
Nhân Quả Báo Ứng Hiện Đời (Truyện Chữ)
0Nhân Quả Báo Ứng Hiện Đời – nói về những chuyện nhân quả có thật do những người trong cuộc kể lại và nhờ cư sĩ Quả Khanh và các tác giả khác sưu tầm kết tập thành sách.
-
Truyện Tranh Nhân Quả Cảm Ứng (Học Và Hành Thái Thượng Cảm Ứng Thiên)
0Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là quyển sách khuyến thiện được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian từ xa xưa. Khi đọc Cảm Ứng Thiên, chúng ta cảm thấy rất quen thuộc và gần gũi, dường như những điều răn dạy trong đó chúng ta đã được ông bà, cha mẹ dạy từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển, ngày nay, chúng ta ít được nghe những lời dạy ấy nữa, thanh thiếu nhi chỉ lo mải mê với những trò chơi điện tử, và bị ảnh hưởng bởi những lối sống hiện đại, quên mất những căn bản của đạo làm người, không hiểu rõ nhân quả thiện ác, không làm chủ được suy nghĩ, lời nói và hành động, dẫn đến những sự việc đáng tiếc trong cuộc sống.
Nối tiếp tinh thần Đạo Làm Con, thì Đạo Làm Người (đây là tôn chỉ của quyển Nhân Quả Cảm Ứng) là điều quan trọng hàng đầu, nhằm hướng dẫn thanh thiếu nhi trở thành con ngoan trò giỏi, công dân có ích cho gia đình và xã hội. Khi soạn dịch quyển sách này, chúng tôi giữ nguyên phần văn xuôi, đồng thời làm thêm phần văn vần cho dễ đọc, dễ nhớ. Lời văn Cảm Ứng Thiên ngắn gọn, súc tích, nghĩa lý sâu rộng nên muốn hiểu rõ ý nghĩa thì phải đọc trong phần giải thích, rồi ngẫm nghĩ dài lâu mới mong thấu suốt được hết. Kính mong Quý độc giả hết sức lưu ý!
-
Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
0Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
- Kích thước: 14.5 x 20.5cm
Giá trên website không bao gồm phí vận chuyển.
-
Lá Thơ Tịnh Độ
0Trong các hành môn của đức Phật đã chỉ dạy, môn nào cũng có pháp nghi riêng biệt, từ cách thờ cúng, lễ bái, trì tụng, sám hối, phát nguyện v.v… Như Mật Tông lại còn sự lập đàn, kiết ấn nữa.
Riêng về tông Tịnh Độ, tôi thấy có nhiều người không biết nghi thức hành trì cho đúng pháp. Lại có những vị không hiểu nghĩa chữ Hán, thành ra khi trì tụng chỉ đọc suông theo thông lệ, khó phát lòng thành khẩn, không thể chuyển hướngtâm niệm của mình y như lời văn. Nghĩ vì dòng đời cứ mãi trôi qua, người sau càng ngày lại càng ít am hiểu văn từ Hán Việt, nên theo lời yêu cầu của một số đông, tôi soạn dịch nghi thức tu Tịnh Độ ra Việt văn để giúp bạn đồng tu.
Về pháp nghi Tịnh Độ, có ba bậc: thượng, trung, hạ. Để không quá đơn giản và khỏi phiền toái, tôi căn cứ theo pháp nghi của ngài Từ Vân trong Tịnh Độ Thập Yếu, soạn dịch nghi thức theo bậc trung. Về cách trì danh, vẫn có nhiều đường lối, theo chỗ kinh nghiệm và so với thời cơ, tôi chọn pháp Thập Niệm Ký Số.
Về pháp nghi Tịnh Độ, thuở xưa chia làm năm môn, tôi ước kết lại thành ba môn: lễ bái, trì tụng và phát nguyện hồi hướng. Vả lại, pháp môn Tịnh Độ có chuyên tu và kiêm tu; có vị chuyên niệm Phật, có vị lại kiêm tụng kinh, trì chú, sám hối hoặc tham thiền. Theo Ấn Quang Pháp Sư, thì người tu tịnh nghiệp phải lấy sự niệm Phật làm phần chính, mấy món kia làm phần phụ, phần chính cố nhiên phải giữ cho nhiều hơn. Riêng về tụng kinh, trì chú, nếu dùng để giúp cho phần niệm Phật và chí tâm hồi hướng, cầu vãng sanh, cũng có thể gọi là chuyên tu.
Trên pháp môn trì danh, sự hơn kém thật ra không phải ở nơi nghi thức, mà ở chỗ: âm thanh rành rõ hay lờ mờ, tâm niệm thành khẩn hay thờ ơ tán loạn, công trì tụng sâu nhiều hay cạn ít. Nếu người biết tu thì một lượt chiêm lễ, một câuxưng danh, công đức cũng hơn kẻ không biết tu rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không có pháp nghi cho đúng, thì công đức hành trì thì cũng khó phát huy đến chỗ viên mãn. Và vì thế tôi mới soạn ra nghi thức nầy.
Xưa và nay cách nhau, chúng sanh căn cơ sở thích đều sai khác, tôi không dám gọi việc làm nầy là hợp với mọi người, cũng không dám cho nghi thức đây là hơn những pháp nghi đã có, chỉ tùy chỗ mong cầu mà lạo thảo viết ra vậy thôi.
Liên Du Thích Thiền Tâm
-
Ấn Quang Đại Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ
0“Ấn Quang Đại Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ” là quyển sách tổng hợp những lời pháp ngữ của Ấn Quang Đại Sư về sự giáo dục trong gia đình.
-
Đường Về Cực Lạc
0Đường Về Cực Lạc – HT. Thích Trí Tịnh
- Kích thước: 14.5 x 20.5cm
PHẬT HUYỀN KÝ
Thời mạt pháp ức ức người tu hành khó có một người đến giải thoát.
Chỉ nương pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi…
KINH ĐẠI TẬP