-
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Khổ 16 x 24cm, Bìa Giấy
0Kinh Diệu Pháp Liên Hoa của Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán dịch. Tỳ theo Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Việt dịch.
- Kích thước: 16 x 24cm
Kinh Pháp-Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.
Giá trên Website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Khổ Mini
0Kinh Diệu Pháp Liên Hoa của Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Hán dịch. Tỳ theo Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Việt dịch
Kinh Pháp-Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.
– Nhà xuất bản Tôn Giáo
– Số Trang: 596
– Việt dịch: Hoà Thượng Thích Trí Tịnh
– Kích thước: 10 x 14cm
– Bìa cứng, có bao nilon dẻo bảo vệ bìa.
– Ruột giấy vàng cao cấp
Giá trên website không bao gồm phí vận chuyển.
-
Kinh Dược Sư (HT. Huyền Dung), Bìa Giấy
0- Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa
- Ruột giấy vàng cao cấp, đọc không bị mỏi mắt.
Kinh Dược Sư hay còn gọi là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Trì tụng kinh này sẽ giúp tiêu bớt ác nghiệp, tăng trưởng nghiệp lành.
Dược Sư Như Lai tiếng Phạn gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, hay còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật.
Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “Về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.
Đức Phật bằng bằng thiên nhãn thông đã nói nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ.
Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau.
Đức Phật Dược Sư nhận thấy rõ con người gặp nhiều khó khăn vì thiếu thốn vật chất, sức khỏe, tiền của, trí tuệ, mà lại có dư những bệnh tật, nghèo khổ, ngu dốt, tai nạn; nói chung có đủ những thứ xấu ác, nên người ta dễ dàng tạo ra nhiều tội lỗi, hoặc khó tiến tu Bồ tát đạo.
Với tâm từ bi vô lượng, phước trí vô biên, Đức Phật Dược Sư đã phát 12 lời nguyện khi hành Bồ tát đạo, dẫn đến thành quả là Ngài xây dựng được Tịnh độ tên là Tịnh Lưu Ly, một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Ở Đông phương Tịnh độ của Ngài, của báu dư thừa, giáo dục hướng thượng tuyệt vời, được sống chung với những bậc Bồ tát đại bi, đại trí, dưới sự hướng dẫn của Đức Dược Sư và Thánh chúng, người dân ở thế giới đó hưởng được những phương tiện tốt nhất để tiến nhanh đến quả vị Vô thượng Đẳng giác.
-
Kinh Dược Sư (HT. Thích Trí Quảng)
0Kinh Dược Sư do Hoà Thượng Thích Trí Quảng biên soạn.
- Kích thuớc: 14.5 x 20.5cm
Kinh Dược Sư hay còn gọi là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Trì tụng kinh này sẽ giúp tiêu bớt ác nghiệp, tăng trưởng nghiệp lành.
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Kinh Dược Sư (T. Huyền Dung), Bìa Cứng
0- Kích thước: 16 x 24cm
- Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa
- Ruột giấy vàng cao cấp, đọc không bị mỏi mắt.
Kinh Dược Sư hay còn gọi là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Trì tụng kinh này sẽ giúp tiêu bớt ác nghiệp, tăng trưởng nghiệp lành.
Dược Sư Như Lai tiếng Phạn gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, hay còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật.
Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “Về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.
Đức Phật bằng bằng thiên nhãn thông đã nói nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ.
Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau.
Đức Phật Dược Sư nhận thấy rõ con người gặp nhiều khó khăn vì thiếu thốn vật chất, sức khỏe, tiền của, trí tuệ, mà lại có dư những bệnh tật, nghèo khổ, ngu dốt, tai nạn; nói chung có đủ những thứ xấu ác, nên người ta dễ dàng tạo ra nhiều tội lỗi, hoặc khó tiến tu Bồ tát đạo.
Với tâm từ bi vô lượng, phước trí vô biên, Đức Phật Dược Sư đã phát 12 lời nguyện khi hành Bồ tát đạo, dẫn đến thành quả là Ngài xây dựng được Tịnh độ tên là Tịnh Lưu Ly, một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Ở Đông phương Tịnh độ của Ngài, của báu dư thừa, giáo dục hướng thượng tuyệt vời, được sống chung với những bậc Bồ tát đại bi, đại trí, dưới sự hướng dẫn của Đức Dược Sư và Thánh chúng, người dân ở thế giới đó hưởng được những phương tiện tốt nhất để tiến nhanh đến quả vị Vô thượng Đẳng giác.
-
Kinh Dược Sư (Thầy Tuệ Nhuận)
0- Kích thước: 16 x 24cm
Kinh Dược Sư hay Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Bản nguyện công đức, Kinh nói về bản nguyện của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang ở thế giới phương Đông, Cõi Tịnh Lưu Ly. Dược Sư âm Hán dich ra tiếng Việt nghĩa là Thầy thuốc. Đức Phật Dược Sư nói 12 đại nguyện nhằm cứu vớt hết thảy hữu tình, chúng sinh chịu các sự khổ đau về bệnh tật.
Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh, khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài là Giáo chủ thế giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
-
Kinh Dược Sư Và Sám Pháp Dược Sư
0Kinh Dược Sư và Sám Pháp Dược Sư bao gồm phần Kinh Dược Sư để tụng và phần lạy sám hối theo sám pháp Dược Sư.
- Kích thước: 14.5 x 20.5cm
-
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trọn Bộ 2 Quyển)
0Kinh Đại Bát Niết Bàn, vì là lời nói sau cùng của Phật Tổ, trước khi Ngài viên tịch, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi phẩm Kim Cang Thân thứ năm và phẩm Như Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽ về chân ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái “Tôi” ô nhiễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham lam, giận giữ hay si mê nhiễm ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.
-
Kinh Đại Bi Sám Pháp, Đại Bi Tâm Đà Ra Ni
0Trong “Kinh Đại Bi Sám Pháp Đại Bi Tâm Đà Ra Ni” Ngài có nói: Ai phát tâm Bồ Đề, tu hạnh chơn ngôn, tỏ bày tội lỗi, cầu xin sám hối, thì sẽ có ngàn tay nâng đỡ, ngàn mắt chiếu soi, (đến với chúng sanh đó) khiến cho duyên chướng trong ngoài thảy đều tiêu sạch. Tóm lại, công đức của Ngài là vô lượng, hạnh nguyện của ngài là vô biên, thần thông diệu dụng của ngài không thể nghĩ bàn. Chúng con chân thành kính cẩn nêu cao muôn đời uy danh lừng lẫy của Ngài và khêu sáng lên trong lòng thập phương bá tánh, ngọn đuốc vô úy không khiếp sợ trước nạn nguy khi thành kính niệm vái Ngài cho thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH, CẢM, ỨNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT.
-
Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng (Khổ Trung)
0Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng có đầy đủ Chú Đại Bi tiếng Phạn và Chú Đại Bi phiên âm Hán Việt.
Trong Kinh có đủ 84 hình ứng thân của Chú Đại Bi, in hình màu.
Số trang: 128
-
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
0- Kích thước: 16 x 24cm
- Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa.
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển
Đại Phương Tiện Phật Báo Ân là bộ kinh thuộc hệ Phật Giáo Bắc Truyền với điểm đặc trưng là lý tưởng Bồ tát: Độ cho hết chúng sanh, Bồ tát mới hoàn thành sứ mệnh. Còn một chúng sanh bị đọa vào địa ngục, Bồ tát thề quyết không thành Phật. Toàn bộ kinh gồm 7 quyển chia thành 9 phẩm, phân bổ như sau:
Phẩm tự, tức phẩm 1. Là phần dẫn nhập.
Nhân việc ngài A Nan nghe nhóm Lục sư Phạm Chí chê bai chỉ trích đức Phật: “Thầy Cồ Đàm của ngươi thực là bội bạc, chẳng biết ân nghĩa, mới đành lòng dứt bỏ ra đi như thế! Cho đến phụ vương, vì tạo lập cung điện, cưới nàng Cù Di làm vợ cho Cồ Đàm, nhưng ông cũng chẳng làm theo bổn phận của vợ chồng, khiến cho nàng phải sầu khổ, cho nên biết Cồ Đàm là người bất hiếu” (kinh ĐPTPBA)
Do đó, ngài A nan trình bày lại sự việc và thỉnh cầu đức Phật giải quyết vấn đề do nhóm Lục sư Phạm Chí đưa ra. Đây là phần duyên khởi của kinh.
Từ phẩm 2 Hiếu dưỡng cho đến phẩm 7 Từ Bi; là phần trọng tâm của kinh (thân bài). Phần này gồm sáu phẩm, đi sâu vào phân tích sự hiếu thuận, sự đền ơn, báo ơn của những vị Phật cho đến các vị Bồ tát, không chỉ ở hiện tại mà cả trong vô lượng kiếp trước ở quá khứ.
Phẩm thứ 8 Ưu Bà Ly, và phẩm thứ chín Thân cận là phần kết, hay còn gọi là phần Lưu thông. Hai phẩm này qui kết vào hai đặc điểm: (1) Kẻ bị xã hội cho là hạ tiện, đáng khinh bỉ vẫn tu chứng thánh quảtrong giáo lý của Đức Phật (2) Nữ giới vẫn được dự vào hàng thánh đệ tử của Phật với điều kiện họ tự nguyện tuân thủ Bát kỉnh Pháp và tinh tấn tu tập theo luật nghi do Đức Phật chế định.
Phẩm thứ 2 hiếu dưỡng
Phẩm này nêu lên nguyên ủy do đâu Đức Phật và các hàng đệ tử của ngài đều phải báo ơn những đấng sanh thành. Đồng thời chỉ ra phương cách báo hiếu cho các hàng đệ tử Phật. Ở đây có hai vấn đề cần hiểu rõ trước tri đề cập đến việc báo hiếu. (1) Thuyết luân hồi (2) Phát Bồ đề tâm, hành Bồ tát hạnh.
Báo hiếu theo Phật giáo, là làm cho cha mẹ cả ở quá khứ lẫn ở hiện tại đều được biết tu tập và giải thoát. Muốn vậy phải phát tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thượng cầu, hạ hóa. Nghĩa là trên thì cầu thành Phật, dưới thì hóa độ chúng sanh. Muốn cầu thành Phật; về tự thân luôn tinh tấn tu tập và thiền định, nhiếp hộ các căn, không cho phóng dật.
Phẩm Đối trị thứ ba:
Đây là phẩm kinh vạch rõ và chỉ cho thấy, muốn cứu độ chúng sanh, Bồ tát không một khoảnh khắc có thể lìa bỏ Đại bi tâm. Muốn giữ gìn Đại bi tâm, Bồ tát phải luôn xa lìa ái dục, và tinh tấn tu hạnh thanh tịnh nhằm phòng hộ tam nghiệp, khiến cho tham nhiễm tâm không có điều kiện sinh khởi, muốn cho tham nhiễm tâm không có điều kiện sinh khởi, cách tốt nhất là không bao giờ xâm phạm đến tánh mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm của người khác:
Phát tâm Bồ Đề, phẩm thứ bốn.
Phát tâm Bồ đề ở phần trên đã trình bày; ở đây chỉ nói thêm tâm Bồ đề là tâm biết rung động, biết xốn xang, biết đau xót và biết thương yêu, cứu giúp trước những cảnh huống đau khổ, bất hạnh của chúng sanh và đồng loại. Nguyên nhân sâu xa của tình thương hay của lòng từ bi của tâm bồ đề được phát nguyên từ sự nhận thức rõ nguyên do của cái khổ, hay cảnh khổ mà chúng sanh phải gánh chịu.
-
Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật (HT. Thích Thiền Tâm)
0- Kích thước: 16 x 24cm
- Bìa da, có bao plastic bảo vệ bìa
- Ruột giấy vàng cao cấp, đọc tụng không bị mỏi mắt.
- Kích thước chữ lớn.
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển
Quyển Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật này là một bộ kinh rất có ý nghĩa và lợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm, khiến cho họ có được công năng chuyển hóa nghiệp chướng sâu dầy, trở nên nhẹ nhàng thanh thản, và phát tâm tinh tấn tu hành giải thoát.
Xin trân trọng giới thiệu quyển kinh này đến với thiện hữu tri thức, Tăng Ni Phật tử, để cùng nhau đồng xướng tụng kinh văn, cầu sám hối diệt trừ tội chướng từ vô thỉ kiếp mà phát lòng cầu chứng vô thượng bồ đề.