• Làm Sao Xây Dựng Quan Hệ 2 Giới Hoà Hợp Tôn Trọng

    0

    Đạo quân tử khởi đầu từ chỗ vợ chồng”. Làm sao xây dựng quan hệ hai giới hòa hợp tôn trọng, xây dựng hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn, nuôi dạy tốt thế hệ sau, là học vấn khá quan trọng liên quan mật thiết tới hạnh phúc thiết thực của mỗi người chúng ta. Vậy mà, học vấn quan trọng như thế, chúng ta lại chưa từng được học. Xã hội ngày nay, gia đình bất hòa, vấn đề giáo dục cho tới vấn đề ly hôn ngày càng nghiêm trọng, theo báo cáo, vào những năm 70 thế kỉ trước tỉ lệ ly hôn là 2%, còn tỉ lệ ly hôn hiện nay là 20%, đồng thời vẫn không ngừng đi về xu thế gia tăng. Ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, còn xuất hiện bác sĩ tâm lý chuyên nghiệp do chính phủ tuyển dụng để giúp đỡ giải quyết vấn đề gia đình. Nhưng phương thức này trị ngọn không trị gốc, trí huệ thật sự duy trì sự hòa hợp trong gia đình vẫn nằm trong giáo huấn của thánh hiền.

    Thầy giáo Thái Lễ Húc nhiều năm nay đã dốc sức hoằng dương giáo dục văn hóa truyền thống, truyền thừa giáo huấn thánh hiền văn hóa xưa. Các khu vực trên thế giới, đặc biệt là trong học phủ cao cấp, đã nhiều lần tổ chức các diễn đàn chuyên đề dành cho thanh thiếu niên học sinh, được hoan nghênh sâu sắc. Thầy Thái nói với chúng ta, quan hệ vợ chồng phải “thận trọng khi khởi đầu”. Hôn nhân trước tiên phải quan sát rõ đối phương có phải là người bạn đời có thể chung sống một đời không. Giữa người và người chung sống đều sẽ trải qua một quá trình, trước hết nhất định bắt đầu từ sự “hội ngộ”, quen biết rồi, lại phát triển thành “tìm hiểu”, tìm hiểu lẫn nhau, kế đó là “tôn trọng”, cùng nhau quý trọng nhân duyên của nhau, tiếp theo là “thương yêu”, sau cùng là “kết hôn”. Kết hôn có phải là kết thúc rồi không? Rất nhiều người nói “hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, đây đều là cách nói sai lầm. Nếu như chung sống tốt đẹp, rượu sẽ càng ủ càng thơm, cho nên hôn nhân phải biết xây dựng, vợ chồng hai bên phải có cùng một giá trị quan.

    Trong quan hệ ngũ luân, vợ chồng gọi là “phu phụ hữu biệt”, “phu phụ” (vợ chồng) là đạo, “hữu biệt” (khác biệt) là đức. Khác nhau chỗ nào? Khác chỗ trách nhiệm bất đồng, thời xưa là nam lo việc ngoài, nữ lo việc trong. Gia đình có hai trụ cột lớn, thứ nhất là sinh hoạt vật chất, thứ hai là sinh hoạt tinh thần. Nam lo việc ngoài, giải quyết vấn đề kinh tế, vấn đề vật chất; nữ lo việc trong, làm tốt sinh hoạt tinh thần, giáo dục tốt con cái. Việc lớn thứ nhất trong gia đình, là phải giáo dục tốt con cái, gọi là “việc chí yếu không gì bằng dạy con”. Giáo dục con cái trước hết phải lấy thân làm mẫu, thời xưa có nói “tam tòng tứ đức”, “chồng nói vợ nghe”, tức là yêu cầu đối với vợ chồng hai bên. Người làm chồng phải có ân nghĩa, phải có tình nghĩa, phải có đạo nghĩa; người làm vợ phải có “tứ đức”: Phụ đức, phụ ngôn, phụ công, phụ dung. Khi giữa vợ chồng có những nhận thức chung này, thì sẽ phối hợp rất tốt, sẽ có thể làm tấm gương tốt cho con cái.

    Ngoài chuyên đề “Làm sao xây dựng quan hệ hai giới hòa hợp tôn trọng”“Làm sao xây dựng hôn nhân hạnh phúc” của thầy giáo Thái Lễ Húc ra, quyển sách này còn ghi lại chuyên đề diễn giảng “Ý nghĩa truyền thống của hôn lễ” của cô giáo Lý Việt, đồng thời trích dẫn những nội dung đặc sắc trong “Nữ nhân như nước: Lưu Phương diễn giảng về hạnh phúc nhân sinh” của cô giáo Lưu Phương, tin là độc giả sẽ thể hội được ý nghĩa và mục đích chân chính của cuộc đời trong trí huệ cổ xưa của văn hóa truyền thống, “người nam có chức vụ, người nữ có chốn về”, tự làm tròn bổn phận của mình, chọn lựa cuộc đời của chính mình, thực hiện hạnh phúc mỹ mãn chân chính trong cuộc đời.

    30.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Ngũ Bách Danh Dịch Nghĩa (HT. Thích Như Điển)

    0

    Kinh Ngũ Bách Danh gồm 500 danh hiệu lễ lạy các hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, phiên bản này được quý Thầy dịch nghĩa các danh hiệu Bồ Tát sang Việt nghĩa rất dễ hiểu.

    • Kích thước: 16 x 24cm

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    “Bồ tát Quán Thế Âm như vầng trăng với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử.

    Nguyện cầu cho những ai lễ lạy 500 danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm sẽ được đại sĩ nắm giữ bằng ngàn tay, soi thấy bằng ngàn mắt, làm cho phát khởi và thực hành hạnh từ bi.”

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Ngũ Bách Danh (T. Thích Chân Lý)

    0

    Kinh Ngũ Bách Danh gồm 500 danh hiệu lễ lạy các hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.

    • Kích thước: 16 x 24cm

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    “Bồ tát Quán Thế Âm như vầng trăng với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử.

    Nguyện cầu cho những ai lễ lạy 500 danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm sẽ được đại sĩ nắm giữ bằng ngàn tay, soi thấy bằng ngàn mắt, làm cho phát khởi và thực hành hạnh từ bi.”

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới

    0

    Kinh Phạm Võng gồm các nghi thức tụng giới Bồ Tát.

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Lương Hoàng Sám

    0
    • Kích thước: 16 x 24cm
    • Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa.
    • Ruột giấy vàng cao cấp.

    Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

    Bộ Kinh Lương Hoàng Sám này có một hiệu lực mạnh mẽ, làm cho người có tội lỗi được tiêu trừ, phước lành tăng trưởng.

    Toàn bộ kinh Lương Hoàng Sám là những lời sám nguyện giải trừ mọi điều tội lỗi. Còn gọi là kinh Ðại Sám. Cũng vì tụng kinh này rũ sạch được mọi tội lỗi nên nay thường tụng trong việc báo hiếu cha mẹ hoặc ngày giỗ chạp gia tiên.

     

    70.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Bộ Phật Học Phổ Thông (Trọn bộ 3 quyển)

    0

    Phật Học Phổ Thông

    Phật học phổ thông là bộ sách giáo lý Phật học căn bản do Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa chủ trương biên soạn hoàn chỉnh, hệ thống hóa từ thấp đến cao… làm kim chỉ nam trên bước đường nghiên cứu, tu học cho những người con Phật xuất gia và tại gia. Bằng phương pháp khoa học, diễn đạt lời văn bình dị, dễ hiểu thể hiện tính thiệu dụng, kết hợp cơ lý nhà Phật. Bộ sách hàm chứa cả giáo lý ngũ thừa, nhằm mở rộng thiện duyên cho các tầng lớp nhân sinh hữu duyên dễ cảm nhận, lĩnh hội… từng bước tiến tu đạt kết quả an vui trong Chánh pháp.

    240.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Tam Quy Ngũ Giới

    0

    TAM QUY NGŨ GIỚI

     Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, người ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó, theo định luật sinh, lão, bệnh, tử, ai cũng phải nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mà suốt đời mình ham muốn và khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la, người và trời. Từ vô thỉ kiếp đến nay, chúng ta quanh quẩn mãi trong sáu đường này; mỗi lần sinh, mỗi lần tử là mỗi lần tạo nghiệp, dẫn đến quả báo đau khổ. Máu và nước mắt của chúng ta, nếu tích tụ lại nhiều như nước biển. Xương và thịt của chúng ta, nếu gom lại chất cao như núi. Vì sao chúng ta phải chịu đau khổ sinh tử trong sáu đường này? Vì vô minh. Như người đi trong đêm tối không biết phương hướng, cứ đi mãi vào con đường hiểm nạn, nên bị sụp hầm té hố. Nếu không có ánh đuốc soi đường, chúng ta sẽ mãi mãi đi vào con đường hiểm không có lối ra. Sáu nẻo luân hồi là những con đường hiểm nạn. Tam bảo là ngọn đuốc soi đường, hướng dẫn chúng ta ra khỏi đường hiểm đến chỗ an vui giải thoát.

    Phật là bậc đã giác ngộ, giải thoát khỏi sáu đường, Ngài chỉ cho chúng ta lối ra. Pháp là ngọn đuốc sáng soi đường. Tăng là những vị thầy hướng dẫn chúng ta đi đúng đường. Cho nên, chúng ta cần phải quy y Tam bảo để cứu mình ra khỏi đường hiểm khổ đau, đến chỗ an vui giải thoát.

    1. Tam quy là gì?

    Tam quy nói cho đủ là quy y Tam bảo.
    Quy y: Quy là trở về, quay đầu. Y là nương tựa. Quy y là trở về nương tựa.
    Tam bảo: Tam là ba, bảo là báu. Tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.

    Quy y Tam bảo là quay về nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng. Như người con vì si mê đã bỏ cha mẹ đi hoang, bị cuộc đời vùi dập, chịu biết bao đau khổ, đói rách; nay quay về nương tựa cha mẹ để được che chở, thương yêu và hạnh phúc. Như người lái xe đi lầm đường, quay đầu trở lại đi đúng đường. Như người bị đắm thuyền, trôi dạt trên biển cả, bỗng gặp chiếc thuyền khác đến cứu mạng, trong lúc sắp chết chìm giữa lòng đại dương được thuyền đến cứu vớt, được sống yên ổn trên thuyền, được đưa vào bờ an toàn sinh mạng thì còn niềm vui nào lớn hơn.

    6.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Vở Chép Kinh (Chép Được Nhiều Tựa Kinh)

    0
    Vở Chép Kinh – Chép được nhiều tựa Kinh.
    Bên Thanh Duy chừa dư dòng để huynh đệ có thể chép đủ trọn bộ các tựa Kinh sau: Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Dược Sư, Kinh A Di Đà, Kinh Phổ Môn, Kinh Trường Thọ Diệt Tội…. Và bất kì tựa Kinh nào có độ dài tối đa tương đương với Kinh Địa Tạng là đều đủ chỗ để chép ạ.
    Số trang: 96
    – Kích thước: 20 x 30cm (Khổ A4)
    – Ruột giấy vàng cao cấp, có thể dùng bút máy để viết.
    22.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng (Khổ Mini)

    0

    Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng Khổ Mini chỉ nhỏ bằng bàn tay rất thuận tiện để quý liên hữu đem theo bên mình để trì tụng hằng ngày, có đầy đủ Chú Đại Bi tiếng Phạn và Chú Đại Bi phiên âm Hán Việt.

    Trong Kinh có đủ 84 hình ứng thân của Chú Đại Bi, in hình màu.

    10.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trọn Bộ 2 Quyển)

    0

    Kinh Đại Bát Niết Bàn, vì là lời nói sau cùng của Phật Tổ, trước khi Ngài viên tịch, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi phẩm Kim Cang Thân thứ năm và phẩm Như Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽ về chân ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái “Tôi” ô nhiễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham lam, giận giữ hay si mê nhiễm ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.

    210.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng (Khổ Trung)

    0

    Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Xuất Tượng có đầy đủ Chú Đại Bi tiếng Phạn và Chú Đại Bi phiên âm Hán Việt.

    Trong Kinh có đủ 84 hình ứng thân của Chú Đại Bi, in hình màu.

    Số trang: 128

    15.000
    Thêm vào giỏ hàng
  • Kinh Vạn Phật (Thích Thiện Chơn)

    0

    Kinh Vạn Phật, Phật nói ra một vạn một ngàn một trăm vị Phật, tuy có vị trùng danh, nhưng chẳng phải trùng Phật, chúng ta đọc hết bộ kinh này, như đến được cảnh giới Phật, thật là một bộ kinh tối thượng Ðại thừa, phước đức vô lượng vô biên. Nước Việt Nam ta chưa được lưu hành, hôm nay nhờ sự quảng đại bá tâm của chư sơn và thiện tín, góp công và của in ra chữ Việt thật là một món pháp bảo vô giá.

     

    80.000
    Thêm vào giỏ hàng