-
Kinh Hoa Nghiêm Khổ Lớn (Bộ Trí Tịnh Toàn Tập)
0Bộ này bên con chỉ phát hành để Quý Thầy, Cô, Phật tử đọc tụng, nên đằng sau bìa bên con có để “KINH ẤN ẤN TỐNG KHÔNG BÁN” ạ.
-
-
Kinh Lương Hoàng Sám (Khổ Lớn)
0Kinh Lương Hoàng Sám (Khổ Lớn)
- Kích thước: 19 x 26cm
- Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa
- Ruột giấy vàng cao cấp
Phàm là người sanh trong cõi Dục này, trừ các bực đã hoàn toàn giác ngộ, thì không một ai tránh khỏi lỗi lầm, bởi ba nghiệp gây nên.Các tội lỗi dã từ ba nghiệp phát sanh, nên người muốn dứt trừ hết tội lỗi, tất nhiên phải đem ba nghiệp ấy để sám hối, thì tội lỗi mới được thanh tịnh.Phật dạy:“Nếu không có phương pháp sám hối thì, tất cả các Phật tử không một ai mà được giải thoát”.Cũng như, nếu không nhờ bộ Lương Hoàng Sám nầy thì, bà Hy Thị là Hoàng hậu của vua Lương không làm sao thoát khỏi khổ nạn được.Vì thế nên bộ Lương Hoàng Sám nầy có một hiệu lực mạnh mẽ, làm cho người có tội lỗi được tiêu trừ, phước lành tăng trưởng.Cảm thấy sự phiên dịch của Đại đức Thích Viên Giác rất dày công phu, nên tôi xin có vài lời giới thiệu đến toàn thể các Phật tử xa gần và hy vọng rằng, bộ Lương Hoàng Sám này được phổ biến mười phương và sẽ đem lại sự lợi lạc chung cho tất cả; nếu ai có tín tâm thật hành theo. -
Mì Trộn Rong Biển New Way
0Mì trộn rong biển (Điểm đặc biệt của các loại mì trộn New Way là sợi mì không chiên)Trong gói mì sẽ có 3 gói gia vị: sốt để trộn, rong biển khô, bột ớt.Tuy nhiên mình thấy nếu trộn hết gói sốt thì sẽ mặn lắm, nên huynh đệ có thể gia giảm lại tuỳ theo khẩu vị của mình nha. -
Kinh Kim Quang Minh Hiệp Bộ
0Kinh Kim Quang Minh Hiệp Bộ
- Kích thước: 16 x 24cm
- Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
Kính lễ:
– Thập phương Tam Bảo từ mẫn chứng minh:
– Đệ tử Tỳ-kheo ni pháp danh Như Ấn , trước khi biên lời tựa, hiệp chưởng kính lễ, ngưởng cầu Tam bảo gia tâm nhiếp hộ, đệ tử nguyện đem công đức phiên dịch kinh điển, cúng dường vô lượng vô biên quốc độ chư Phật và hồi hướng Lục đạo chúng sanh, ngưỡng mong nhứt thiết u hiển Thánh phàm chứng tri hộ niệm.
– Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo Tát Đại Chứngminh.
Kính lễ liệt vị Chư Tôn,
Kính thưa chư Thiện Nam Tín Nữ,
Tôi xin mạo nuội có ít lời trình lên quý liệt vị:
Bộ kinh “Kim Quang Minh Hiệp bộ”này, nay được lên khuôn xuất bản, đối với hoài bảo của Sư trưởngcủa chúng tôi từ lâu, việc làm này thật là trễ muộn.
Nguyên vào năm 1965, Sư trưởng chúng tôi nhập thất trì tụng bộ Kim-Quang-Minh. Thấy trong kinh có đoạn: Lúc Đức Phật Thích Ca đang giảng thuyết kinh này, có bốn vị Phật xuất hiện chứng minh hộ niệm, và trong phẩm “Tán Thán Công Đức” có bốn vị Thiên-Vương phát lời thệ nguyện: “ Nếu ở quốc độnào, cõi nước bất an, nhân dân bị nạn binh tai dịch lệ, tất cả nhân dân trong nước đồng chí thành trì tụng kinh Kim-Quang-Minh, thì hàng Tứ-Thiên-Vương sẽ đến nơi quốc độ ấy ủng hộ khiến cho tai họabặt dứt, quốc độ và nhân dân cõi đó được an lành, nội loạn ngoại xâm không còn xảy ra nữa”…
Sau khi Sư trưởng chúng tôi tụng xong bộ kinh Kim-Quang-Minh rồi, liền phát tâm phiên dịch, bộ kinhnày từ Hán văn ra Việt Văn để bộ kinh này sớm được phổ biến khắp nơi, cho chư Tăng Ni cùng Phật tửcó đủ thiện duyên kiến lập Đạo tràng nhứt tâm trì tụng, hầu đem thắng phước hồi hướng khắp cho nhơn dân đồng được tiêu trừ tai ương họa hoạn.
Công việc phiên dịch chỉ mới tiến hành được vài phẩm, bất ngờ Phật sự đa đoan, Sư trưởng chúng tôi vì bận tâm lo cho Phật sự, nên vấn đề dịch kinh phải bị gián đoạn rất lâu.
Sau đó Sư trưởng chúng tôi dạy tôi lo tiếp tục phiên dịch bộ kinh này, để Sư trưởng chúng tôi hoàn thànhđược bổn nguyện, mặc dù tôi tự xét mình tài hèn đức kém, nhưng vẫn yên tâm vì đã có Sư trưởngchúng tôi kề bên để hướng dẫn, phiên dịch chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, cho nên tôi kính vâng theo lời dạy của Sư Trưởng, thành tâm phát nguyện đối trước ngôi Tam Bảo cầu sự chứng minh gia hộ, tôi được đủ duyên thừa hành trách nhiệm của Sư trưởng giao phó. Mỗi ngày tôi cố gắng gia tâmchuyên cần phiên dịch, tùy theo khả năng hiểu biết của mình. Nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ, sau năm tháng tròn ròng rã chuyên tâm, công cuộc phiên dịch Kim Quang Minh Hiệp bộ đã được viên thành.
Nguyên bộ kinh Kim-Quang-Minh gồm có 3 bổn:
1. Kim Quang Minh
2. Kim Quang Minh Hiệp bộ
3. Kim Quang Minh Tối Thắng Vương kinh
Ở đây tôi chỉ phiên dịch Kim Quang Minh Hiệp bộ. Khi bộ kinh này được dịch xong, Sư trưởng chúng tôinhờ các vị xuất gia , Cư sĩ hữu tâm góp phần công đức với Sư trưởng chúng tôi cùng duyệt lại, để giúp cho bộ Kinh văn-lý được hoàn hảo, cú nghĩa được đúng pháp, hầu tránh khỏi những lỗi lầm còn sơ sót trong việc ấn hành.
Nay tôi xin trình bày qua lời duyên khởi công việc phiên dịch bộ kinh “Kim- Quang- Minh Hiệp bộ”, đề quý vị độc giả được biết qua. Riêng tôi kính xin liệt vị chư tôn từ bi chỉ giáo nếu có chỗ nào bất thông. Tôi nguyện đem công đức phiên dịch Kinh này hồi hướng cho Phật pháp được trường tồn, quốc dân được thạnh đạt, Pháp giới chúng sanh đều viên thánh Phật đạo.
NAMMÔ A DI ĐÀ PHẬT
Phiên dịch xong ngày 29-4-74 (9-8 Giáp Dần)
HUÊ LÂM TỰ
Tỳ kheo Ni Như Ấn
-
Kinh Vô Lượng Thọ Khổ A4 (HT. Thích Đức Niệm)
0Kinh Vô Lượng Thọ.
- Việt dịch: HT. Thích Đức Niệm
- Kích thước: 20 x 30cm (Khổ A4)
- Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa.
- Ruột giấy vàng cao cấp, đọc tụng không bị mỏi mắt.
Giá trên website không bao gồm phí vận chuyển.
Kinh Vô Lượng Thọ là một bộ kinh tiêu biểu của giáo lý Phật giáo Tịnh Độ Tông, người tu học Phật mà không đọc, không tin lời đức Phật nói ở kinh Vô Lượng Thọ, thì quả thật khó mà đạt đạo giác ngộ giải thoát. Việt dịch: HT. Thích Đức Niệm, Nguyên Hán bản: Ngài Hạ Liên Cư (hội tập).
-
Bộ Chuyện Vãng Sanh
0Chuyện lớn nhất của đời người là luân hồi sanh tử. Dù rằng thực chất của nó vốn là mộng ảo, bao nhiêu thứ buồn vui sầu khổ mà chúng ta đang cảm thọ cũng đều là bọt bóng phù du. Nhưng một khi chưa dứt sạch hết những thấy biết sai lầm (kiến hoặc) và suy nghĩ sai lầm (tư hoặc), chưa vãng sanh Phật Quốc thì những thứ “mộng ảo bọt bóng” ấy, do nghiệp thức của chúng ta biến hiện ra đó nó hiển nhiên thành ra chân thật rỡ ràng.
Cho nên Đấng Đại Từ Phụ A Di Đà dùng thệ hải độ sanh, giúp bọn phàm mê chúng ta thẳng tắt thoát ra bể khổ. Chỉ cần tin sâu nguyện thiết một niệm, mười niệm là vượt khỏi trần lao, bước lên quả vị Bồ Đề, một phen “Buông dao sát sanh, tức liền thành Phật”. Quả là vi diệu thù thắng chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn!
Ôi! Lòng từ của Di Đà Thế Tôn và mười phương chư Phật vô cùng vô tận. Phật ân cao cả khôn lường, cho dù có tán thán trăm kiếp ngàn đời cũng không sao nói hết được.
Nhân vì hộ niệm tiễn đưa cha mẹ và những người thân khi lâm chung, chúng tôi có kể chuyện vãng sanh, đọc truyện vãng sanh, mở băng đĩa nói về vãng sanh cho người bệnh nghe, thì thấy thu được rất nhiều lợi ích. Do vậy, mà chúng tôi không ngần ngại, mạo muội sưu tập, trích tuyển từ sách, băng cũng như đến tận gia đình đạo hữu có người vãng sanh để ghi lại.
Việc làm này nếu có chút ít công đức nào, nguyện hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sinh đồng sanh Tây Phương, đồng thành Phật đạo!
A Di Đà Phật !
Nhóm Liên Hữu Miền Nam Đất Việt thực hiện.
-
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
0- Kích thước: 16 x 24cm
- Bìa cứng, có bao plastic bảo vệ bìa.
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển
Đại Phương Tiện Phật Báo Ân là bộ kinh thuộc hệ Phật Giáo Bắc Truyền với điểm đặc trưng là lý tưởng Bồ tát: Độ cho hết chúng sanh, Bồ tát mới hoàn thành sứ mệnh. Còn một chúng sanh bị đọa vào địa ngục, Bồ tát thề quyết không thành Phật. Toàn bộ kinh gồm 7 quyển chia thành 9 phẩm, phân bổ như sau:
Phẩm tự, tức phẩm 1. Là phần dẫn nhập.
Nhân việc ngài A Nan nghe nhóm Lục sư Phạm Chí chê bai chỉ trích đức Phật: “Thầy Cồ Đàm của ngươi thực là bội bạc, chẳng biết ân nghĩa, mới đành lòng dứt bỏ ra đi như thế! Cho đến phụ vương, vì tạo lập cung điện, cưới nàng Cù Di làm vợ cho Cồ Đàm, nhưng ông cũng chẳng làm theo bổn phận của vợ chồng, khiến cho nàng phải sầu khổ, cho nên biết Cồ Đàm là người bất hiếu” (kinh ĐPTPBA)
Do đó, ngài A nan trình bày lại sự việc và thỉnh cầu đức Phật giải quyết vấn đề do nhóm Lục sư Phạm Chí đưa ra. Đây là phần duyên khởi của kinh.
Từ phẩm 2 Hiếu dưỡng cho đến phẩm 7 Từ Bi; là phần trọng tâm của kinh (thân bài). Phần này gồm sáu phẩm, đi sâu vào phân tích sự hiếu thuận, sự đền ơn, báo ơn của những vị Phật cho đến các vị Bồ tát, không chỉ ở hiện tại mà cả trong vô lượng kiếp trước ở quá khứ.
Phẩm thứ 8 Ưu Bà Ly, và phẩm thứ chín Thân cận là phần kết, hay còn gọi là phần Lưu thông. Hai phẩm này qui kết vào hai đặc điểm: (1) Kẻ bị xã hội cho là hạ tiện, đáng khinh bỉ vẫn tu chứng thánh quảtrong giáo lý của Đức Phật (2) Nữ giới vẫn được dự vào hàng thánh đệ tử của Phật với điều kiện họ tự nguyện tuân thủ Bát kỉnh Pháp và tinh tấn tu tập theo luật nghi do Đức Phật chế định.
Phẩm thứ 2 hiếu dưỡng
Phẩm này nêu lên nguyên ủy do đâu Đức Phật và các hàng đệ tử của ngài đều phải báo ơn những đấng sanh thành. Đồng thời chỉ ra phương cách báo hiếu cho các hàng đệ tử Phật. Ở đây có hai vấn đề cần hiểu rõ trước tri đề cập đến việc báo hiếu. (1) Thuyết luân hồi (2) Phát Bồ đề tâm, hành Bồ tát hạnh.
Báo hiếu theo Phật giáo, là làm cho cha mẹ cả ở quá khứ lẫn ở hiện tại đều được biết tu tập và giải thoát. Muốn vậy phải phát tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thượng cầu, hạ hóa. Nghĩa là trên thì cầu thành Phật, dưới thì hóa độ chúng sanh. Muốn cầu thành Phật; về tự thân luôn tinh tấn tu tập và thiền định, nhiếp hộ các căn, không cho phóng dật.
Phẩm Đối trị thứ ba:
Đây là phẩm kinh vạch rõ và chỉ cho thấy, muốn cứu độ chúng sanh, Bồ tát không một khoảnh khắc có thể lìa bỏ Đại bi tâm. Muốn giữ gìn Đại bi tâm, Bồ tát phải luôn xa lìa ái dục, và tinh tấn tu hạnh thanh tịnh nhằm phòng hộ tam nghiệp, khiến cho tham nhiễm tâm không có điều kiện sinh khởi, muốn cho tham nhiễm tâm không có điều kiện sinh khởi, cách tốt nhất là không bao giờ xâm phạm đến tánh mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm của người khác:
Phát tâm Bồ Đề, phẩm thứ bốn.
Phát tâm Bồ đề ở phần trên đã trình bày; ở đây chỉ nói thêm tâm Bồ đề là tâm biết rung động, biết xốn xang, biết đau xót và biết thương yêu, cứu giúp trước những cảnh huống đau khổ, bất hạnh của chúng sanh và đồng loại. Nguyên nhân sâu xa của tình thương hay của lòng từ bi của tâm bồ đề được phát nguyên từ sự nhận thức rõ nguyên do của cái khổ, hay cảnh khổ mà chúng sanh phải gánh chịu.
-
Vở Chép In Mờ Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
0Vở Chép In Mờ Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
- Việt dịch: HT. Thích Huyền Dung
- Kích thước: 16 x 24cm
- Chữ in mờ để đồ lên. Font chữ đơn giản, dễ chép, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Kinh Dược Sư hay còn gọi là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Trì tụng kinh này sẽ giúp tiêu bớt ác nghiệp, tăng trưởng nghiệp lành.
Dược Sư Như Lai tiếng Phạn gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, hay còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật.
Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “Về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.
Đức Phật bằng bằng thiên nhãn thông đã nói nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ.
Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau.
Đức Phật Dược Sư nhận thấy rõ con người gặp nhiều khó khăn vì thiếu thốn vật chất, sức khỏe, tiền của, trí tuệ, mà lại có dư những bệnh tật, nghèo khổ, ngu dốt, tai nạn; nói chung có đủ những thứ xấu ác, nên người ta dễ dàng tạo ra nhiều tội lỗi, hoặc khó tiến tu Bồ tát đạo.
Với tâm từ bi vô lượng, phước trí vô biên, Đức Phật Dược Sư đã phát 12 lời nguyện khi hành Bồ tát đạo, dẫn đến thành quả là Ngài xây dựng được Tịnh độ tên là Tịnh Lưu Ly, một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Ở Đông phương Tịnh độ của Ngài, của báu dư thừa, giáo dục hướng thượng tuyệt vời, được sống chung với những bậc Bồ tát đại bi, đại trí, dưới sự hướng dẫn của Đức Dược Sư và Thánh chúng, người dân ở thế giới đó hưởng được những phương tiện tốt nhất để tiến nhanh đến quả vị Vô thượng Đẳng giác.
-
Chuỗi Gỗ Đàn Hương Tây Tạng Mix Charm Hoa Mai & Hoa Sen
0Chuỗi Gỗ Đàn Hương Tây Tạng Mix Charm Hoa Mai & Hoa Sen do mình xách tay trực tiếp từ Tây Tạng về.
- Size hạt: 8mm
Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.
Gỗ Đàn Hương – Sandalwood là cây gỗ quý hiếm được xếp vào nhóm nhất thế giới chỉ sau gỗ đen ở Châu Phi. Cây Đàn Hương được trồng đầu tiên ở Ấn Độ, đây được xem như là quê hương của cây Đàn Hương. Đàn hương là một loại gỗ cực quý hiếm đã được Ấn Độ coi là cây hoàng gia (một số quốc gia được coi là hơn quý hơn vàng) với những giá trị có một không hai đã được công bố nhưng có một giá trị khác mà không phải ai cũng biết đã làm nên thương hiệu của loại “vàng xanh” này đó là ý nghĩa tâm linh mà không chỉ Ấn Độ, Trung quốc và các quốc gia khác vẫn lưu truyền và gìn giữ. -
-
Kệ Tụng Kinh Bằng Gỗ Để Bàn, Màu Nâu
0Kệ tụng Kinh gỗ để bàn của Đài Loan sản xuất, nên rất chắc chắn, sắc sảo ạ. Kệ có thể điều chỉnh 3 mức độ dốc khác nhau.
- Kích thước: 30 x 20cm