Mô tả
Tây Phương Tam Thánh gồm ba Đức Phật tượng trưng cho các đức hạnh tốt đẹp mà chúng ta luôn hướng tới. Ở vị trí trung tâm là Đức Phật A Di Đầ- là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại Thừa.Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ- nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang – ánh sáng vô lượng.
Tháp tùng phía bên trái là Bồ Tát Quán Thế Âm- vị Phật đại diện cho sự từ bi độ lượng. Quán Thế Âm Bồ Tát tay trái cầm bình cam lộ, tay phải cầm cành dương liễu. Nước cam lộ rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ, êm dịu mọi khổ đau của chúng sinh. Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm gậy như ý ngự bên phải Phật A Di Đà. Đây là vị Phật tượng trưng cho sự thông tuệ của nhân loại.
Ý nghĩa hình tượng của các vị Phật trong “Tây Phương Tam Thánh”
Hình tượng Phật A-Di-Đà
Tượng đứng trên hoa sen,mắt Ngài nhìn xuống, tay trái bắt ấn cam lồ và đưa lên ngang vai, tay mặt duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi cứu vớt những chúng sanh đang đắm chìm trong bể khổ. Theo trong mật giáo giải thích: tay mặt Phật đưa lên biểu thị tứ thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật), tay trái duỗi xuống biểu thị lục phàm (Thiên, nhơn, A-tu-la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục). Nghĩa là Ngài sẵn sàng tiếp độ lục phàm đưa lên quả vị tứ thánh.
Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm
Bồ Tát Quán Thế Âm luôn gắn liền với hình tượng tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm nhành dương liễu.
Chúng ta đã được học, được nghe, được biết đến những điển tích của Người; và Người chính là đại diện cho đức hạnh kham nhẫn, tu hạnh từ bi, luôn cứu khổ chúng sanh. Người dù trải qua những bi ai, thống khổ, những vẫn luôn nhẫn nhịn để hóa lòng từ bị.
Hạnh đại từ bi của Người là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Cứ ở đâu có tiếng than, có nổi khổ, có đau thương, là Người lại xuất hiện để cứu vớt, hóa giải. Cành dương liễu của Người tuy yếu mềm nhưng dẻo dai, khó gãy, gió đưa theo chiều gió, nhưng tuyệt nhiên sau cũng vẫn nguyên vẹn như đầu. Không như những cành cây cứng cáp, gặp gió mạnh nó dễ gãy.
Như vậy cành dương liễu của Người biểu trưng cho Đức nhẫn nhục, bởi nếu muốn đem lòng từ bị ban rải cho chúng sanh được an vui mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi khó thực hiện được.
Hình tượng Bồ tát Đại Thế Chí
Dân gian ta có câu: “Trong đầm gì đẹp băng sen – Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch, không dính dáng tới danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát khỏi bùn nhơ, từ đó mà thành tựu trí tuệ.
Bồ Tát Đại Thế Chí, tay cầm nhành hoa sen; Người biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ. Màu xanh của nhành hoa sen tỏa ánh sáng trên cõi trời tây phương tịnh độ; và còn là sức mạnh tinh tấn của chánh định, trí tuệ siêu việt như trời biển tĩnh lặng, rộng lớn, bao la bát ngát. Danh hiệu của Người nói lên hạnh nguyên đại hùng, đại lực, đại tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sinh; có thể phá trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành Bồ Đề.
Nguồn: Internet
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.