Availability: Còn sản phẩm

Đạo Làm Con (Đệ Tử Quy)

SKU: TTD-005

15.000

Đạo Làm Con

  • Biên soạn: Lý Dục Tú –  Giả Tồn Nhân
  • Việt dịch: Nhóm Tịnh Nghiệp
  • Kích thước: 14.5 x 20.5cm (A5)

Giá trên website chưa bao gồm phí vận chuyển.

“Đạo làm con” (Hán Việt: Đệ tử quy) tên gốc là “Huấn mông văn”, do một vị tú tài tên Lý Dục Tú ở vào thời vua Khang Hy triều nhà Thanh bên Trung Quốc biên soạn thành. Nội dung của “Đạo làm con” được diễn giải theo câu số 6 chương Học Nhi của Luận Ngữ: “Học trò, trên thì hiếu thảo cha mẹ, dưới hòa thuận anh em, cẩn thận và uy tín trong cuộc sống, yêu thương mọi người, kết giao bạn bè tốt, có thêm thời gian và sức lực thì nên học tập thêm”. “Đạo làm con” được soạn theo thể mỗi câu 3 chữ, 2 câu hợp thành một âm vận. Toàn tác phẩm chia thành 7 chương, trình bày cụ thể lễ nghĩa và quy tắc về hành vi ứng xử cần có của một người con lúc ở nhà, khi ra ngoài, lúc quan hệ giao tiếp đối xử với người khác và khi tìm tòi học hỏi, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục trong gia đình và giáo dục ngoài xã hội.

Về sau, cũng dưới triều nhà Thanh, Giả Tồn Nhân biên tập lại và đổi tên là “Đệ tử quy” (tạm dịch: Đạo làm con). Đây là quyển sách quý dùng để giáo dục và bồi dưỡng trẻ em những đức tính tốt đẹp, lòng chân thành trong việc đối xử với mọi người và trong công việc [học tập], dạy các em làm tròn nghĩa vụ và bổn phận của một người con, đồng thời khuyến cáo các em tránh xa những tư tưởng, hành vi xấu xa sai trái, góp phần xây dựng một nền nếp gia đình tốt trong xã hội.

Nhận thấy giá trị thiết thực của tác phẩm, chúng tôi mạo muội chuyển ngữ sang tiếng Việt nhằm giúp cho các bậc phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn, dạy dỗ, bồi dưỡng các em trong cuộc sống gia đình và xã hội. Nội dung chuyển ngữ và hình ảnh sử dụng trong tập sách nhỏ này được dựa theo bản Đệ tử quy bằng tranh. Tập sách được chia thành hai phần chính:

Phần 1: Chánh văn. Đây là phần tổng hợp những điều hay lẽ phải cần phải học tập và rèn luyện. Phần này nên học thuộc lòng để ghi nhớ những lời dạy bảo mà cố gắng thực hiện.

Phần 2: Giải thích. Đây là phần giải thích chánh văn, giúp các em hiểu rõ hơn về những điều được đề cập trong chánh văn. Khi đã thuộc lòng chánh văn, các em sẽ hiểu sâu sắc và thực hành có hiệu quả hơn.

Trong tập sách nhỏ này chúng tôi có sử dụng phần giải thích thêm để làm rõ ý nghĩa của câu văn hoặc từ ngữ. Phần giải thích này được đặt trong dấu móc vuông [].

còn 1836 hàng

Mô tả

Đệ Tử Quy lấy đoạn “Đệ tử Nhập tắc Hiếu, Xuất tắc đễ, Cẩn nhi Tín, Phiếm ái chúng, Nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” trong “Luận ngữ, Học nhi” làm tổng cương. Đệ Tử Quy được chia thành năm phần, cụ thể đưa ra những phép tắc tiêu chuẩn phải nghiêm chỉnh tuân theo của đệ tử khi ở nhà, ra ngoài, đối người, tiếp vật. Đây là lời lẽ dạy dỗ điều phải trái từ khi còn nhỏ, giáo dục “đệ tử” hiểu được việc giữ trọn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, tránh xa điều ác, siêng làm việc lành, giúp tạo nên gia phong gia đình trung hậu. Đây là tài liệu đầy đủ từ gia huấn, gia quy và gia giáo theo truyền thống Á Đông.

Về cơ bản, những câu trong Đệ Tử Quy có 3 từ, mỗi câu đều có gieo vần, những câu có 12 từ biểu đạt ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh. Tất cả gồm có 386 câu, tổng cộng có 90 dòng và 1080 từ.  Nội dung súc tích dễ hiểu, được lưu truyền rất nhanh và ảnh hưởng rất rộng, được đọc tụng rộng rãi, chỉ đứng sau “Tam Tự Kinh”. “Cuốn sách phổ cập nhi đồng” không được xem trọng này đã làm nên tên tuổi của Lý Dục Tú.

Đệ Tử Quy tổng cộng có 1080 chữ, được phân thành 113 việc phải làm. Trong đó, “Hiếu” (Nhập tắc hiếu) có 24 mục, “Đễ” (Xuất tắc đễ) có 13 mục, “Cẩn”  có 24 mục, “Tín” có 15 mục, “Phiếm ái chúng” có 21 mục, “Thân nhân” có 4 mục, “Học văn” (Dư sức học văn) có 12 mục.

“Đệ Tử” nghĩa là học trò, đệ tử. Người người đều là con cái, người người đều là đệ tử, vì vậy “Đệ tử” đề cập đến tất cả mọi người, “Đệ tử” không phải chỉ trẻ nhỏ, học trò của bậc thánh hiền đều gọi là đệ tử.

“Quy” là những đạo lý làm người, tiêu chuẩn của hành vi. “Quy” cũng là loại chữ hội ý, bên trái là chữ “phu”, bên phải là chữ “kiến”, đó chính là kiến giải của đại trượng phu. Đương nhiên, kiến giải của đại trượng phu nhất định là tùy thuận theo giáo dục của thánh hiền, cũng chính là chân lý của cuộc sống, để làm việc, để đối người tiếp vật. “Đệ Tử Quy”, chúng ta phải học thì mới giáo dục được con cái, “dạy dỗ con cái phải dạy mình trước”, muốn dạy con cho tốt thì trước hết phải nâng cao bản thân, bản thân phải học cho tốt, có như vậy mới làm được thân giáo tốt.

Những nhà nghiên cứu hiện đại cho thấy, nội dung cốt lõi của “Đệ Tử Quy” là đề xướng thông qua sự nỗ lực tu thân, yêu thương mọi người để đạt đến gia đình hòa thuận, xã hội hài hòa; đây cũng là quy tắc đầu tiên, là cái gốc để làm người.

Mọi người đều biết, muốn dẫn dắt xã hội, lòng người một cách chân chính, giải quyết vấn đề của xã hội, thì buộc phải bắt tay từ giáo dục, mà giáo dục phải bắt đầu từ đâu? Phải bắt đầu từ giáo dục vun bồi sâu khi còn bé thơ, đưa “Đệ Tử Quy” lên hàng đầu, khi tâm tính của trẻ nhỏ trong sáng nhất, hãy để chúng tiếp nhận giáo dục từ bé thơ một cách toàn diện nhất, kinh văn được tạo thành một câu ba chữ, hai câu một vần, rất dễ học thuộc, hiểu nghĩa và thực hành; cụ thể được phân thành những lễ nghĩa và tiêu chuẩn của đệ tử khi ở nhà, khi ra ngoài, đối người tiếp vật, cầu học. Có thể xem như là tài liệu tốt nhất để dạy điều phải trái từ khi còn nhỏ.

Hiện nay, cũng có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện TQM (Quản lý chất lượng toàn diện – Total Quality Management). Khi hiểu ra, cũng bắt đầu chú trọng TEM (Quản lý đạo đức toàn diện – Total Ethical Management). Trong đó, có những yêu cầu liên quan tới đạo đức, đã được các doanh nghiệp nổi tiếng công nhận một cách phổ biến, mà “Đệ Tử Quy” chính là mặt mạnh của quản lý doanh nghiệp, là hành vi đối nhân xử thế của lãnh đạo, người quản lý và nhân viên, và cũng là tư tưởng chỉ đạo quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp, hoàn toàn thực hành theo “Đệ Tử Quy”, đích thực có thể làm cho doanh nghiệp hưng vượng, gia tộc bất vong, nhà doanh nghiệp sẽ trở thành “Nhà” doanh nghiệp thực sự.

Những năm gần đây, xã hội ngày càng có nhiều những chí sỹ bắt đầu từ tự học, thực hành “Đệ Tử Quy”, tạo nên lực lượng hùng hậu làm tấm gương đi đầu và sau khi học xong có được cuộc sống hạnh phúc, gia đình hòa thuận viên mãn; cũng có thực hành trong doanh nghiệp và thực hiện phát triển lành mạnh; trong trường học cũng ra sức đẩy mạnh và nâng cao đạo đức của thầy trò; cũng có những đơn vị cơ quan quản lý như cục thuế, nhà giam học tập và thực hành…

Trong “Lễ Ký. Học Ký” có câu “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên” (trong việc xây dựng đất nước, dân tộc thì giáo dục là việc làm hàng đầu). Con người là có thể dạy dỗ, mà “Đệ Tử Quy” chính là giáo trình tốt nhất để dạy người, và tổng thể “Đệ Tử Quy” đều là hướng dẫn thực hành, chỉ cần chúng ta thực hiện từng nội dung, làm thật sự thì chắc chắc sẽ nhận được lợi ích.

“Đệ Tử Quy” là hướng dẫn căn bản để làm người, là liều thuốc tốt để làm trong sạch xã hội và nhân loại hiện nay, là chìa khóa để thức tỉnh trái tim của chúng ta, là nền tảng căn bản để xây dựng xã hội hài hoà mà các quốc gia đều hướng tới. Vì vậy, học tập và thực hành “Đệ Tử Quy” là căn bản để làm người tốt, là căn bản để gia đình hòa thuận, là căn bản để doanh nghiệp đoàn thể hưng vượng, là căn bản để xã hội hài hòa, là căn bản để thế giới hòa bình.

Xã hội hài hòa, phải làm từ chính mình, phải bắt đầu từ thực hành “Đệ Tử Quy”.

Thông tin bổ sung

Kích thước 14,5 × 20,5 cm
Tác giả / Dịch giả

Cách thức in

In màu

Loại bìa

Bìa giấy

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đạo Làm Con (Đệ Tử Quy)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *